Hiện nay có rất nhiều cách để các kỹ sư môi trường có thể test nồng độ Nitơ trong nước thải. Một trong những cách phổ biến và cho kết quả nhanh nhất là sử dụng phương pháp so màu với bộ test WIT-TN-i. Cách thực hiện như thế nào? Và phương pháp này cho hiệu quả ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Tại sao phải test nồng độ Nitơ trong nước thải?
Nitơ trong nước thải thường tồn tại dưới 2 dạng cơ bản là Nitơ vô cơ và Nitơ hữu cơ. Nitơ vô cơ thì đơn giản hơn Nitơ hữu cơ khi đa số là Amoni, Nitrat, Nitrit hoặc Urê. Nitơ hữu cơ thì phức tạp hơn khi có thể là các Amin bậc thấp, Axit Amin, Protein,…v…v…
Hình 1. Một số dạng tồn tại của Nitơ trong nước.
Nồng độ Nitơ trong nước thải là một trong những chỉ số quan trọng là được quy định cụ thể trong QCVN. Tùy vào loại nước thải mà Nhà nước quy định những quy chuẩn xả thải khác nhau, ví dụ:
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp quy định hàm lượng Nitơ tổng 20 – 40 mg/l.
- QCVN 01-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định hàm lượng Nitơ tổng đối với cơ sở mới hoạt động là 40 – 60 mg/l và cơ sở đang hoạt động là 50 – 80 mg/l.
- QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản quy định hàm lượng Nitơ tổng là 30 – 60 mg/l.
Nếu dư thừa nồng độ Nitơ ở nước đầu ra và thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa và chuyển hóa thành các chất ô nhiễm độc hại. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của sinh vật và sức khỏe của con người:
- Giảm tác dụng của các chất khử trùng như clo, gây cản trở công tác xử lý cấp nước.
- Gây cạn kiện nồng độ oxy trong nước.
- Gây độc cho hệ vi sinh vật tự nhiên trong nước, gây mất cân bằng sinh thái.
- Tăng nguy cơ ô nhiễm Nitrit và Nitrat trong nước ngầm. Có khả năng gây ung thư cho con người khi uống và nhiễm phải.
Chính vì các tác hại của Nitơ trong nước thải nên chỉ số này cần phải thường xuyên được các kỹ sư vận hành hệ thống xử lý theo dõi. Để thuận tiện cho việc kiểm tra theo dõi thường xuyên mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí gửi mẫu test thì sử dụng bộ test nhanh theo phương pháp so màu WIT-TN-i là một lựa chọn thường được sử dụng.
Giới thiệu bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i
Bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i dùng để thử Nitơ tổng trong nước thải và đo trong khoảng 0 – 100 ppm. Đây là một phương pháp đo nhanh chóng, đơn giản và linh hoạt được rất nhiều kỹ sư môi trường sử dụng.
Đối với bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i có thể thực hiện test và cho ra kết quả ở bất kì đâu, không đòi hỏi phải thực hiện trong phòng lab. Bộ test này có thể sử dụng test cho hầu hết các loại nước thải như: Nước thải công nghiệp, nước thải sản xuất cao su, nước thải sản xuất bia, nước thải sản xuất chế biến thủy sản,..v..v..
Thông số kỹ thuật chi tiết bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i như sau:
HẠNG MỤC | THÔNG SỐ |
Dải đo | 0-5-10-20-40-60-100 ppm |
Thời gian test | 20 phút |
Đóng gói | 50 test/hộp |
Kích thước hộp | 16.5×10.5×2.5cm |
Phương pháp | So màu |
Ứng dụng | Kiểm tra nitơ tổng trong nước và nước thải |
Bộ kit test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i sẽ bao gồm:
- 1 chai thuốc thử WIT-TN-I-RA.
- 1 gói thuốc thử (50 túi nhỏ) WIT-TN-I-RB.
- 1 gói thuốc thử (50 túi nhỏ) WIT-TN-I-RC.
- 1 Cuvet nhựa.
- 2 pipet nhựa.
- 1 thang màu chuẩn.
- 1 hướng dẫn sử dụng.
Hướng dẫn test nồng độ Nitơ trong nước thải bằng bộ test WIT-TN-i
Bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i có cách sử dụng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Hình 2. Các bước test nồng độ Nitơ trong nước thải bằng bộ test WIT-TN-i.
- Bước 1: Lấy 0.5ml mẫu nước thải cần đo cho vào Cuvet. Sau đó thêm 2 ml thuốc thử WIT-TN-I-RA vào.
- Bước 2: Cho thêm 1 gói thuốc thử WIT-TN-I-RB vào Cuvet.
- Bước 3: Đóng nắp Cuvet và lắc trong vòng 30 giây.
- Bước 4: Tháo nắp Cuvet và để yên trong 15 phút.
- Bước 5: Tiếp tục cho thêm 1 gói thuốc thử WIT-TN-I-RC vào Cuvet.
- Bước 6: Đóng nắp Cuvet và lắc nhẹ cho đến khi thuốc thử tan hết. Tiếp tục đặt xuống và để yên trong 30 giây.
- Bước 7: So màu Cuvet với bảng màu chuẩn đi kèm bộ test để đọc kết quả đo. Có một lưu ý nhỏ: Trong trường hợp màu Cuvet nằm giữa 2 thang màu thì ta đọc giá trị xấp xỉ.
Hình 3. Bảng màu dùng để so màu khi test nồng độ Nitơ trong nước thải bằng bộ test WIT-TN-i.
Với bộ test nồng độ Nitơ trong nước thải WIT-TN-i ta có thể thuận tiện mang theo khi làm việc nhờ được đóng gói nhỏ gọn, thao tác đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên đây là phương pháp so màu nên có thể xảy ra sai số trong quá trình đo.
Vậy là bài viết này đã hướng dẫn bạn cách Test nồng độ Nitơ trong nước thải bằng phương pháp so màu với bộ test WIT-TN-i. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích và giúp công việc của các kỹ sư vận hành dễ dàng, hiệu quả hơn. Mọi thắc mắc cần giải đáp về cách xử lý chỉ tiêu Nitơ trong nước thải, bạn đọc hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Làm gì khi nồng độ oxy hòa tan thấp hoặc các chỉ số Nitơ, Phốt pho vượt quy chuẩn xả thải?