Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Việt Nam là một nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới. Số lượng đơn vị sản xuất, chế biến trong ngành thủy sản ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tương ứng với một đơn vị sản xuất hay chế biến thì hầu như đều có một hệ thống xử lý nước thải thủy sản tương ứng để xử lý lượng nước thải từ quá trình sản xuất. Vậy, để vận hành một hệ thống xử lý nước thải thủy sản đạt chuẩn thì cần chú ý vào những yếu tố, điều kiện gì? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Công nghệ được sử dụng phổ biến trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Trước hết, cần tìm hiểu xem công nghệ xử lý nước thải thủy sản hiện tại của đơn vị là gì? Cần chú ý đến những vấn đề nào trong công nghệ xử lý này.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Sơ đồ công nghệ điển hình của các hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản.

Với sơ đồ công nghệ xử lý như trên, để vận hành nước thải đạt chuẩn thì điều đầu tiên mà các kỹ sư, quản lý cần đó là công suất xử lý thực tế hiện tại có đúng với chuẩn so với thiết kế hay chưa. Rất nhiều trường hợp, các hệ thống phải chạy quá công suất so với thiết kế ban đầu do thay đổi về sản xuất.

Chạy quá công suất thiết kế ảnh hưởng đến hệ thống như thế nào? Đó là hệ vi sinh vật trong hệ thống luôn trong tình trạng sốc tải, nổi bọt trắng, bùn khó lắng… Và tất nhiên là nước thải sau xử lý rất khó để đạt các tiêu chuẩn xả thải.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Chạy quá tải so với thiết kế sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản để tránh các sự cố

Chúng ta cùng đi vào vận hành chi tiết hệ thống hơn. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ bằng tách lược rác và đi vào bể điều hòa hay còn gọi là bể cân bằng. Tại bể này, các kỹ sư cần kiểm tra các thông số như COD, Nitơ tổng, Photpho tổng hay pH đang ở các giá trị nào? Theo dõi các chỉ tiêu này liên tục để đưa vào nhật ký vận hành, sau này có cơ sở để xử lý khi có sự cố phát sinh.

Tại bể cân bằng, cần phân tích kỹ độ pH để đảm bảo ở mức phù hợp cho quá trình xử lý hóa lý 1. Các loại hóa chất như PAC, Polymer,… tại bể hóa lý chịu ảnh hưởng lớn bởi độ pH. Vậy nên cần kiểm soát pH một cách tối ưu để quá trình xử lý hóa lý đạt hiệu suất cao nhất.

Cụm bể xử lý sinh học gồm kỵ khí, thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerotank) là các bể xử lý chính trong công nghệ này.

Nước thải sau xử lý hóa lý, các kỹ sư cần kiểm tra các thông số như nhiệt độ, pH, COD,… kỹ trước khi bơm nước thải vào bể xử lý kỵ khí. Các giá trị phải kiểm soát ở các vùng giá trị như pH từ 6.0 – 7.5, nhiệt độ từ 25 – 35°C…

Tại bể kỵ khí, các yếu tố công nghệ cần theo dõi đó là công suất bơm, hệ thống phân phối, tách pha,… hiệu suất xử lý của bể bên cạnh bị ảnh hưởng bởi công nghệ thì hiệu suất của vi sinh vật trong bể chiếm tỷ trọng không hề nhỏ.

Trong điều kiện hoạt động liên tục, các yếu tố như nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi liên tục, lưu lượng xử lý không đồng đều tại các thời điểm hay các vấn đề như dầu mỡ, VFAs,… sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của vi sinh.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS dùng trong vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Với công nghệ sản xuất độc đáo cùng hiệu suất xử lý rất cao đã được áp dụng trong nhiều loại hình, tính chất nước thải khác nhau. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS là một giải pháp giúp tăng và ổn định hiệu suất xử lý của bể kỵ khí một cách hiệu quả nhất dù trong điều kiện vận hành bị hạn chế.

Tương tự như bể xử lý kỵ khí, hai bể Anoxic và Aerotank ngoài yếu tố công nghệ hiện hữu như thể tích xử lý, lưu lượng tuần hoàn, công suất thổi khí hay công suất cánh khuấy thì hệ vi sinh hoạt tính trong bể xử lý là một yếu tố tối quan trọng.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Hình ảnh bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND chuyên dùng vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản.

Với hai chủng vi sinh chuyên xử lý Amonia – Nitơ là NitrosomonasNitrobacter, men vi sinh Microbe-Lift N1 khi được dùng tại bể hiếu khí sẽ đảm bảo hiệu suất xử lý Amonia – Nitơ của hệ thống đạt 99%.

Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND tại bể Anoxic sẽ đảm bảo được hiệu suất khử Nitrat cho hệ thống. Bên cạnh đó, với các chủng vi sinh vật độc đáo được phân lập kỹ càng, các chủng vi sinh trong sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift IND sẽ còn giúp ổn định hiệu suất xử lý COD cho hệ thống.

Kiểm soát thông số của máy móc, trang thiết bị cùng với đó là bổ sung định kỳ một lượng men vi sinh vào các bể xử lý sinh học sẽ là giải pháp vừa giúp đảm bảo hiệu suất xử lý của hệ thống luôn cao và ổn định mà ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa rủi ro do các vấn đề khách quan gây ra đối với hệ thống, đặc biệt là với hệ vi sinh vật.

Các bạn đang chưa tìm được cách vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản của mình một cách tối ưu? Hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được các chuyên gia xử lý hỗ trợ và tìm ra giải pháp cho mình một cách nhanh nhất và hiệu quả nhé!

>>> Xem thêm: Tổng Nitơ đầu ra nước thải chế biến thủy sản không đạt: Nguyên nhân và giải pháp xử lý