Hiện tượng “bể vi sinh nổi bọt” và cách xử lý

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc quan sát và xử lý các sự cố xảy ra một cách kịp thời và đúng cách sẽ giảm thiểu được chi phí và thời gian khắc phục. Một trong những sự cố thường gặp ở các hệ thống xử lý nước thải sinh học là “bể vi sinh nổi bọt”. Hiện tượng bể vi sinh nổi bọt xảy ra do đâu? Và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây.

Hiện tượng “bể vi sinh nổi bọt” và cách xử lý

Hiện tượng “bể vi sinh nổi bọt” là gì?

Một trong những hiện tượng cần quan sát trong bể sinh học đó là hiện tượng nổi bọt.  Việc bọt nổi trên bề mặt bể sinh học là do điều kiện hoạt động bất thường trong quá trình vận hành nhà máy xử lý nước thải gây ra.

Bọt nổi và tích tụ trên bề mặt của bể sục khí và có thể chuyển vào bể lắng và xả nước thải cuối cùng. Việc sử dụng chất tẩy rửa cũng tạo ra bọt nhưng các nhận xét dưới đây chỉ liên quan đến bọt sinh học (vi khuẩn).

3 loại bọt nổi thường thấy trong bể vi sinh, nguyên nhân xuất hiện và cách xử lý

– Bọt loại 1: Bọt trắng, sủi bọt, đặc biệt không ổn định

Đặc điểm của bọt:

  • Trong thành phần không có hoặc rất ít vi khuẩn sợi (chỉ thấy khi kiểm tra bằng kính hiển vi).
  • Tỷ lệ F/M cao.

Bể vi sinh nổi bọt trắng, không ổn định.

Hình 1. Bể vi sinh nổi bọt trắng, không ổn định.

Nguyên nhân xuất hiện bọt:

Bể vi sinh nổi bọt trắng, có hiện tượng sủi bọt không ổn định, nguyên nhân thường do:

  • Vật liệu Protein không bị phân hủy sinh học do tỷ lệ F/M quá cao.
  • Trong giai đoạn khởi động hệ thống sinh học, nồng độ MLSS chưa đạt được mức tối ưu.

Cách khắc phục:

  • Giảm tỷ lệ F/M (ví dụ có thể bằng cách tăng MLSS).
  • Kiểm tra để đảm bảo không sử dụng chất tẩy rửa quá mức.

– Bọt loại 2: Bọt màu trắng/nâu, ổn định và chứa các hạt bùn mịn của MLSS

Đặc điểm của bọt: Có sự hiện diện của các vi khuẩn dạng sợi (có thể thấy khi kiểm tra bằng kính hiển vi).

Bể vi sinh nổi bọt màu nâu, ổn định ở bể hiếu khí.

Hình 2. Bể vi sinh nổi bọt màu nâu, ổn định ở bể hiếu khí.

Nguyên nhân xuất hiện: Một số vi khuẩn dạng sợi nhất định tạo ra các chất Polyme ngoại bào (ECP) hoạt động trên bề mặt và gây ra bọt.

Cách khắc phục: Khử trùng nước thải đầu vào với 5 – 10 mg/L Clo. Sục khí khu vực thượng nguồn trước nếu có thể.

– Bọt loại 3: Màu đậm, ổn định, bọt

Đặc điểm của bọt:

  • Có thể có sự hiện diện đáng kể của các dạng sống cao hơn như luân trùng hay gọi là trùng bánh xe (có thể thấy khi kiểm tra bằng kính hiển vi).
  • Tỷ lệ F/M thấp.
  • Tuổi bùn già.

Bể vi sinh nổi bọt nâu kèm khí ở bể lắng.

Hình 3. Bể vi sinh nổi bọt nâu kèm khí ở bể lắng.

Nguyên nhân xuất hiện:

Các hệ thống có tuổi bùn già, nước thải đầu vào có nồng độ Nitơ cao, tạo ra nồng độ Nitrat cao do quá trình Nitrat hóa. Trong trường hợp hệ thống không có bể khử Nitrate chuyên dụng (Bể Anoxic) thì Nitrat có thể được khử trong bể sục khí và bể lắng sinh học. Khí Nitơ tạo thành làm cho MLSS nổi trong bể lắng và bể sục khí, tạo thành bọt màu nâu sẫm đặc trưng hoặc bùn nổi trên bề mặt.

Cách khắc phục:

Lắp đặt bể thiếu khí chuyên dụng để khử Nitơ. Đây là một bể chuyên dụng và cần có sự hỗ trợ của chuyên gia cho thiết kế của nó.

Sau quá trình khắc phục hiện tượng “bể vi sinh nổi bọt trắng”, có thể sử dụng vi sinh xử lý nước thải để phục hồi vi sinh đã mất hoặc yếu. Giải pháp vi sinh mang lại sự an toàn, khôi phục nhanh chóng và có thể giúp hệ thống hoạt động một cách bền vững. Mọi nhu cầu được tư vấn, sử dụng sản phẩm vi sinh xử lý nước thải của Biogency, hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên