Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên

Nước thải chế biến cao su thiên nhiên có hàm lượng chất ô nhiễm khá phức tạp, với nồng độ cao như BOD, COD, Tổng Nitơ, Amonia, Phospho… Do đó, việc xử lý loại nước thải này là một quá trình khá gian nan. Trong quá trình xử lý, bọt màu xanh và mùi hôi là những vấn đề thường thấy ở nhiều hệ thống nhưng lại gây đau đầu cho kỹ sư vận hành vì khó để khắc phục. Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Và cách xử lý bọt màu xanh, mùi hôi từ nước thải chế biến cao su thiên nhiên là gì?

Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên

Ô nhiễm môi trường từ nước thải chế biến cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên là một Polyme Hydrocacbon đàn hồi có nguồn gốc từ hỗn dịch keo màu trắng đục, hay còn gọi là latex của cây Hevea brasiliensis. Dạng cao su tinh khiết cũng có thể được sản xuất tổng hợp là Polyisoprene hóa học. Cao su thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng và sản phẩm khác nhau.

Do việc sản xuất các sản phẩm cao su từ cao su thiên nhiên cần một lượng lớn nước cho hoạt động của nó, tạo ra một lượng lớn nước thải từ quá trình chế biến này.

Quy trình chế biến các sản phẩm cao su từ cao su thiên nhiên tạo ra một lượng lớn nước thải.

Hình 1. Quy trình chế biến các sản phẩm cao su từ cao su thiên nhiên tạo ra một lượng lớn nước thải.

Nước thải này bao gồm nước rửa, một lượng nhỏ mủ cao su không đông tụ và một lượng lớn các thành phần BOD, COD, Tổng Nitơ, Amonia, Phospho, …. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, việc xả nước thải của ngành chế biến cao su thiên nhiên ra môi trường có thể gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài.

Do đó, phải sử dụng các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải chế biến cao su thiên nhiên. Các phương pháp sinh học như hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ lắng sinh học thường được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải chế biến cao su thiên nhiên. Các hệ thống này không tốn kém và có hiệu quả cao trong việc giảm tải hữu cơ, phù hợp với những vùng diện tích đất có sẵn.

Xử lý bọt màu xanh và mùi hôi trong nước thải chế biến cao su thiên nhiên bằng cách nào?

– Xử lý bọt màu xanh

Trong chế biến cao su, tùy theo quy trình chế biến các loại hóa chất khác nhau được sử dụng:

  • Quy trình sản xuất SVR 3L, SVR CV 50, 60, mủ tờ RSS: các hóa chất là NH3 kháng đông ở giai đoạn bảo quản nguyên liệu đầu vào, pha loãng mủ dùng hóa chất chống oxy hóa Na2S2O5 2% để giữ màu mủ, dùng hóa chất đánh đông là CH3COOH và HCOOH.
  • Quy trình sản xuất mủ kem: sử dụng hóa chất NH3, C12H27NO2 kháng đông, (NH4)2HPO4 xử lý ion Mg2+ có trong mủ nước, lắng và gạn bỏ kết tủa.
  • Quy trình chế biến mủ tạp là ít dùng hóa chất nhất.

Tính chất nước thải cao su thường chứa Protein hòa tan, Acid Foomic/ Acid Acetic, N-NH3, pH thấp (do quá trình đánh đông mủ dùng Acid) hoặc pH cao (sản xuất mủ kem), BOD, COD cao.

Do nước thải đầu vào có dư lượng N-NH3 quá nhiều, quá trình xử lý Amonia chưa tối ưu, nó góp phần gây ra hiện tượng phú dưỡng không mong muốn, thiệt hại kinh tế, làm tăng nhu cầu oxy và hóa chất và ảnh hưởng đến ruộng lúa, đất đai. Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng bọt xanh ở nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su thiên nhiên.

Bọt xanh trong nước thải nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thường xuất hiện ở bể hiếu khí, nguyên nhân là do dư lượng N-NH3 quá nhiều, quá trình xử lý Amonia chưa tối ưu.

Hình 2. Bọt xanh trong nước thải nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thường xuất hiện ở bể hiếu khí, nguyên nhân là do dư lượng N-NH3 quá nhiều, quá trình xử lý Amonia chưa tối ưu.

Giải pháp để xử lý bọt màu xanh trong nước thải chế biến cao su thiên nhiên: 

  • Bổ sung chủng vi sinh xử lý Nitơ Amonia là Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. vào hệ thống để xử lý N-NH3.
  • Kết hợp điều chỉnh các thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải như: pH, độ kiềm Carbonate, nồng độ oxy hòa tan, dinh dưỡng cho vi sinh… để quá trình xử lý bọt màu xanh do N-NH3 gây ra thuận lợi.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ chứa 02 chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas sp. và Nitrobacter, giúp xử lý bọt màu xanh do N-NH3 gây ra hiệu quả.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift N1 nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ chứa 02 chủng vi sinh vật chuyên cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas sp. và Nitrobacter, giúp xử lý bọt màu xanh do N-NH3 gây ra hiệu quả.

– Xử lý mùi hôi từ nước thải

Việc ứng dụng Axit sunfuric trong quá trình đông tụ của mủ gầy tạo ra hàm lượng Sunphat cao trong nước thải của các nhà máy chế biến cao su. Hydrogen Sulphide (H2S) nồng độ cao sẽ được giải phóng ra môi trường và gây ra các vấn đề về mùi hôi. H2S tự do cũng ức chế quá trình tiêu hóa, làm giảm hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ.

Mùi hôi có thể phát hiện được ngay cả khi nó ở nồng độ cực thấp và làm cho nước trở nên không sạch trong vài trăm km ở hạ lưu các nhà máy chế biến cao su.

Giải pháp để xử lý mùi hôi từ nước thải chế biến cao su thiên nhiên: Sử dụng sản phẩm men vi sinh khử mùi hôi chuyên dụng chứa Acid Humic và các chủng vi sinh vật dị dưỡng, giúp bắt giữ, phân hủy khí H2S gây mùi trong không khí, đồng thời phân hủy các thành phần hữu cơ sinh mùi có trong nước thải.

Men vi sinh Microbe-Lift OC nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt như Bacillus Amyloliquefaciens chuyên dùng khử mùi hôi trong không khí và khử mùi hôi bề mặt nhà máy chế biến cao su thiên nhiên.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift OC nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt như Bacillus Amyloliquefaciens chuyên dùng khử mùi hôi trong không khí và khử mùi hôi bề mặt nhà máy chế biến cao su thiên nhiên.


Tùy vào tình trạng cụ thể của từng hệ thống mà liều lượng vi sinh được áp dụng để xử lý bọt màu xanh và mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên là khác nhau. Yếu tố quan trọng là kỹ sư vận hành cần tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm chất lượng, giúp mang lại hiệu quả xử lý cao cho hệ thống. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên bằng men vi sinh Microbe-Lift