Hiện tượng sụp tảo trong ao tôm là gì? Có đáng lo ngại?

Trong ao nuôi tôm luôn luôn xuất hiện các loại tảo có lợi và có hại song song. Khi tảo có lợi chiếm ưu thế sẽ giúp gây màu nước đẹp, bổ sung thức ăn cho tôm, giảm lơ lửng trong ao. Tuy nhiên, đối với các loài tảo có hại, khi phát triển quá mức sẽ gây nên hiện tượng sụp tảo. Vậy sụp tảo trong ao tôm là gì? Có đáng lo ngại? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng sụp tảo trong ao tôm là gì? Có đáng lo ngại?

Hiện tượng sụp tảo xảy ra do đâu?

Tảo đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm, chúng là nguồn cung cấp oxy cho tôm, là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và giúp cân bằng hệ sinh thái. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụp tảo, một số nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Thời tiết: Biến động về thời tiết, nắng mưa thất thường hoặc mưa kéo dài làm thiếu oxy hòa tan trong ao nuôi dẫn đến thiếu ánh sáng. Tảo thiếu điều kiện để quang hợp, dẫn đến việc tảo bị lụi tàn, gây nên hiện tượng sụp tảo.
  • Không cắt tảo định kỳ: Khi tảo trong ao ngày một nhiều, bà con không làm các biện pháp để cắt tảo, tảo già và sẽ sụp ồ ạt.
  • Thức ăn dư thừa: Trong quá trình nuôi, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm, xác tảo tàn tích tụ dưới ao ngày càng nhiều làm gia tăng màu nước, chúng ta không kiểm soát được màu nước sẽ dẫn đến hiện tượng sụp tảo.
  • Sử dụng hoá chất: Khi cắt tảo, bà con thường sử dụng các hóa chất làm ảnh hưởng đến môi trường nước, nước biến động và đặc biệt khi sử dụng hóa chất sẽ tiêu diệt các mầm tảo gây ra hiện tượng sụp tảo.

Các dấu hiệu cho thấy ao nuôi tôm bị sụp tảo:

  • Nước lợn cợn, có xác tảo tàn, chất lơ lửng nổi lên trên, nổi bọt nhiều ngay cả khi chạy quạt hay không chạy quạt.
  • Nước bị đổi màu, có màu khác lạ so với thường ngày: Đục màu, màu trắng bạc.
  • Độ trong của nước: Đối với ao lót bạt: >40cm và càng lúc càng trong hơn. Đối với ao đất: nước trong và đục hơn do bùn sình.
  • Màu nước thường chuyển sang màu xanh lá cây đậm.

Ao nuôi bị sụp tảo, lợn cợn bọt nhiều ngay cả khi chạy quạt.

Hình 1. Ao nuôi bị sụp tảo, lợn cợn bọt nhiều ngay cả khi chạy quạt.

Ảnh hưởng của việc sụp tảo trong ao nuôi tôm

Sụp tảo rất nguy hiểm và gây ra những tác hại đáng lo lắng cho bà con nuôi tôm. Dưới đây là một số ảnh hưởng khi ao tôm bị sụp tảo:

  • Làm bùng phát khí độc: Sụp tảo là một trong những nguyên nhân hình thành khí độc, đặc biệt là khí NH3/NO2. Đây là 2 loại khí độc gây nguy hiểm cho tôm.
  • Khiến tôm bị bệnh đóng rong và đen mang: Đối với những con tôm ít di chuyển, chỉ vùi mình dưới tầng đáy, khi sụp tảo xác tảo sẽ rơi xuống thân tôm làm tôm bị dơ bẩn gây ra hiện tượng đóng rong trên thân tôm. Đồng thời, xác tảo bám vào hai bên mang tôm, lâu dài sẽ khiến tôm bị đen mang.
  • Tôm bị bệnh đường ruột: Khi hiện tượng sụp tảo xảy ra, xác tảo sẽ rơi xuống tôm ăn phải sẽ nhiễm các bệnh đường ruột như bệnh phân trắng, viêm đường ruột,…
  • Tôm bị sốc do thiếu oxy đột ngột: Tảo phát triển quá nhanh, gây ra hiện tượng bùng phát không còn oxy để tôm hô hấp dẫn đến việc tôm bị sốc do thiếu oxy đột ngột.

Hiện tượng tảo tàn (sụp tảo) trong ao nuôi tôm.

Hình 2. Hiện tượng tảo tàn (sụp tảo) trong ao nuôi tôm.

Xử lý hiện tượng sụp tảo trong ao tôm như thế nào?

Khi thấy ao tôm bị sụp tảo, cần phải xử lý để tránh các hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 5 bước để xử lý hiện tượng sụp tảo, bà con có thể tham khảo:

– Bước 1: Chạy quạt để kéo tảo về 1 phía và vớt tảo

Cho chạy quạt hết công suất để xác tảo tàn và các chất lơ lửng tập trung về khu vực xi phông. Sau đó bà con có thể dùng vợt để vớt hết các xác tảo, đối với xác tảo tàn nổi lên ở cuối gió dùng vợt mịn hoặc máy bơm vớt xác tảo tàn ở bề mặt.

– Bước 2: Thay nước 30%

Nếu có điều kiện, bà con nên thay nước mới, nếu có ao lắng chất lượng nước tốt, bà con tiến hành thay nước 30%. Thường xuyên đo lại pH trong ao, nếu pH thấp, có thể bón vôi để tăng pH.

– Bước 3: Dùng OXYGEN để cấp cứu tôm nổi đầu

Cho quạt chạy hết công suất và dùng OXYGEN với liều lượng 1-2kg/1000m3 nước để cung cấp oxy hòa tan tức thời cho ao. Việc làm này giúp ngăn chặn hoặc xử lý tình trạng tôm nổi đầu do thiếu oxy.

– Bước 4: Dùng men vi sinh để phân hủy tảo tàn

Sử dụng men vi sinh Microbe-lift PBD có chứa mật độ vi khuẩn Bacillus spp cao, ngâm với mật rỉ đường và ủ 18 – 24h, sau đó đem tạt vào ban đêm khoảng 2 – 3 giờ sáng để vi sinh hoạt động tốt nhất. Có tác dụng tiêu diệt tảo tảo độc trong ao (tảo giáp, tảo lam, tảo mắt), giúp phân hủy xác tảo tàn và làm sạch nước, ngoài ra còn giúp giảm hình thành khí độc (NH3/NO2) trong ao nuôi tôm.

– Bước 5: Giảm cho ăn, bổ sung thêm men vi sinh đường ruột

Cắt giảm 50 – 60% so với lượng thức ăn thông thường. Đồng thời bà con có thể sử dụng kết hợp men vi sinh đường ruột Microbe-lift DFM để giúp tôm ổn định hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh đường ruột cho tôm nhất là bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và bệnh rỗng ruột.

Sụp tảo cũng gây nguy hiểm cho tôm, do đó Biogency khuyến khích bà con không nên sử dụng các hóa chất để cắt tảo vì điều này dễ làm tảo chết ồ ạt gây ra hiện tượng sụp tảo, bao gồm cả tảo có lợi và tảo có hại. Thay vào đó bà con nên bổ sung các loại vi sinh để cắt tảo, vừa bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho ao nuôi tôm, vừa giúp các loại tảo có lợi phát triển.

Mọi thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn