Trong xử lý Nitơ thì quá trình Nitrat hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình Nitrat hóa là quá trình oxy hóa hợp chất vô cơ Nitơ Amonia (N-NH3, N-NH4). Trước tiên, Nitơ Amonia sẽ bị oxy hóa thành Nitơ Nitrit, sau đó Nitơ Nitrit tiếp tục bị oxy hóa thành Nitơ Nitrat, Nitơ Nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình Nitrat hóa. Hiệu suất quá trình Nitrat hóa bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Cùng Biogency tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!
2 yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình Nitrat hóa
– Nồng độ pH:
Quá trình Nitrat hóa là một quá trình phụ thuộc rất nhiều vào pH, vì Nitrat hóa sẽ tạo ra H+ làm pH trong hệ thống bị giảm. Quá trình Nitrat hóa hiệu quả với khoảng pH từ 7.0 – 8.5 (tối ưu từ 7.5 – 8.0), nếu pH giảm xuống 6.0 hoặc thấp hơn thì quá trình Nitrate hóa sẽ bị ức chế.
Hình 1. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của pH đến hai chủng vi sinh vật thực hiện quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter.
– Độ kiềm Cacbonat:
Ngoài yếu tố về nồng độ pH, thì độ kiềm Cacbonat cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình Nitrat hóa vì để loại bỏ 1 mg Amoniac (N-NH4) sẽ cần 7,15 mg độ kiềm (CaCO3) hoặc 8.62 mg HCO3-. Thông thường, các hệ thống cần kiểm soát đến độ kiềm từ 100 – 200 mg/l CaCO3-. Trường hợp độ kiềm không đủ hoặc pH tuột dưới 6.5 thì ta có thể bổ sung hóa chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3 ) hoặc Soda ash light (Na2CO3).
Hình 2. Thiết bị đo và hóa chất tăng độ kiềm.
– Nồng độ oxy hòa tan:
Vi khuẩn Nitrat hóa bao gồm Nitrobacter và Nitrosomonas là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, nên chúng cần nhiều oxy hòa tan, hiệu suất quá trình Nitrat hóa được đảm bảo tối ưu khi DO (Oxy hòa tan) đạt tối thiểu 3.0 mg/l, nếu nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí dưới 0.5 mg/l thì quá trình Nitrat hóa sẽ không xảy ra. Trong quá trình vận hành nếu kiểm tra nồng độ oxy hòa tan không đủ thì DO lên tối thiểu 3 mg/l bằng cách điều chỉnh máy sục khí trong bể.
Hình 3. Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình Nitrat hóa
Bên cạnh 2 yếu tố kể trên, hiệu suất quá trình Nitrat hóa còn bị ảnh hưởng bởi: Nhiệt độ, tuổi bùn, ánh sáng,…
– Nhiệt độ:
Nhiệt độ nước diễn ra quá trình Nitrat hóa là 20 – 35℃ (tối ưu là 24 – 30℃). Nếu nước thải có nhiệt độ cao trên 40℃ thì cần sử dụng thêm tháp giải nhiệt hoặc pha loãng nước thải.
– Tuổi bùn:
Để quá trình Nitrat hóa diễn ra tối ưu thì tuổi bùn trong bể hiếu khí cũng rất đáng quan tâm. Tuổi bùn (MCRT) cao > 15 ngày để có thể tăng số lượng vi khuẩn Nitrat hóa trong bùn hoạt tính.
– Ánh sáng:
Vi khuẩn Nitrat hóa khá nhạy cảm với ánh sáng xanh và tia cực tím, vì vậy bùn cần tăng MLSS nếu như lượng bùn trong bể hiếu khí ít hoặc có thể sử dụng mái che, …
– Bể hiếu khí nhiễm mặn hoặc thiếu chủng vi sinh Nitrat hóa
Ngoài những yếu tố trên thì nước thải bị nhiễm mặn hoặc hệ thống vận hành lâu ngày khiến những những chủng vi khuẩn Nitrat hóa bị giảm cũng sẽ làm cho hiệu suất quá trình Nitrat hóa cũng sẽ không hiệu quả, trong trường hợp này cần bổ sung men vi sinh chịu mặn chứa chủng Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., … để tăng cường quá trình Nitrat hóa cho hệ thống. Tham khảo thêm: Thúc đẩy Nitrat hóa trong bể sinh học hiếu khí >>>
Hình 4. Vi sinh Micobe-Lift N1 chịu được độ mặn lên đến 4%.
Đội ngũ nhân viên Biogency có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp khách hàng giải quyết các vấn đề về Nitrat hóa. Để biết thêm thông tin về cách tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa, hãy liên hệ với chúng tôi. HOTLINE liên hệ 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Cách tính độ kiềm cần thiết cho quá trình Nitrat hóa