Hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên là một trong những cách được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng. Ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải chế biến mủ cao su bằng hồ sinh học là gì? Làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý của hồ sinh học? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết sau.

nước thải chế biến mủ cao su

Ngành chế biến mủ cao su thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường

Khí hậu ở Việt Nam thuận lợi, đất đai thích hợp cho cây cao su sinh trưởng tối ưu. Mặc dù thu được lợi nhuận lớn từ sản xuất mủ cao su thiên nhiên, nhưng quá trình chế biến mủ cao su tự nhiên thải ra một lượng lớn nước thải vào các thủy vực từ một số công đoạn xử lý như đông tụ, ly tâm, cán mỏng, rửa, sấy khô…

Khí hậu và thổ nhưỡng vùng Đông Nam Bộ phù hợp trồng cây cao su

Hình 1. Khí hậu và thổ nhưỡng vùng Đông Nam Bộ phù hợp trồng cây cao su.

Trung bình, việc sản xuất 1 tấn sản phẩm mủ SVR hoặc RSS (trọng lượng khô) từ mủ nước thải ra khoảng 25 m3 nước thải, trong khi đó từ các loại mủ khác là khoảng 35 m3.

Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên bị ô nhiễm nặng, thể hiện ở hàm lượng chất rắn lơ lửng cao (phần mủ còn lại), chất hữu cơ cao và các chất ô nhiễm chứa Nitrogen (Nitơ hữu cơ, Nitơ Amoniac), nồng độ axit cao và mùi nồng.

Đặc tính của nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Đặc tính của nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên QCVN 01:2015/ BTNMT được thể hiện ở bảng bên dưới:

TT Thông số Đơn vị Nước chưa xử lý QCVN 01:2015/ BTNMT
A B
1 pH 8 – 9.5 6 – 9 6 – 9
2 BOD5 (20°C) mg/l 7000 – 13000 30 50
3 COD Cơ sở mới mg/l 13000 – 27000 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 400 – 2500 50 100
5 Tổng Nitơ (Tổng N) Cơ sở mới mg/l 450 – 1500 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Amoni
(NH4+ tính theo N)
Cơ sở mới mg/l 300 – 1100 10 40
Cơ sở đang hoạt động mg/l 15 60

Sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên. Đối với những cơ sở sản xuất có diện tích đất lớn thường sử dụng hồ sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải do chi phí vận hành và chi phí xây dựng thấp nhất.

Hồ sinh học rất hiệu quả trong việc loại bỏ các sinh vật gây bệnh (mầm bệnh) khỏi nước thải. Nước thải thoát ra từ hệ thống có thể thích hợp để tưới (nếu thích hợp) do hàm lượng chất dinh dưỡng cao và ít mầm bệnh. Hệ thống hồ sinh học sử dụng các quy trình tự nhiên và tiết kiệm năng lượng để xử lý nước thải với chi phí thấp.

Công nghệ hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Hình 2. Công nghệ hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Tuy nhiên, có một số khó khăn đối với việc ứng dụng trên quy mô lớn, bao gồm: Diện tích xây dựng lớn, HRT dài (trên 30 ngày), hiệu quả loại bỏ các chất hữu cơ và các hợp chất Nitơ thấp. Ngoài ra, chúng không có hiệu quả trong việc loại bỏ các kim loại nặng từ nước thải và chúng là nơi sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác.

Để tăng cường quá trình xử lý sinh học và tăng hiệu suất hồ sinh học, có thể bổ sung thêm các chủng vi sinh vật mạnh có trong sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift nhập khẩu từ Mỹ. Các dòng men lỏng của Microbe-Lift chứa đa dạng các chủng vi sinh vật phù hợp cho công nghệ hồ sinh học, giúp tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, giảm thời gian lưu, giảm thể tích lớp bùn đáy, an toàn cho thực vật và thủy sinh.

Men vi sinh lỏng Microbe-Lift IND

Hình 3. Men vi sinh lỏng Microbe-Lift IND là lựa chọn số 1 để tăng hiệu suất xử lý sinh học của nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Nguồn: Situation of wastewater treatment of natural rubber latex processing in the Southeastern region, Vietnam (Nguyen, Nhu Hien*; Luong, Thanh Thao)

—–

Sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên là một trong những cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về các phương án cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất xử lý của hồ sinh học, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm