Hướng dẫn phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng trên tôm là một loại bệnh mà bà con vô cùng lo ngại, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của tôm, gây chết hàng làm, giảm năng suất vụ nuôi. Do đó, bà con cần chú trọng thực hiện phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm đúng cách và kịp thời. Bà con hãy tham khảo hướng dẫn về phòng và trị bệnh phân trắng trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm

Hướng dẫn cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm

– Quan sát và nắm được triệu chứng cụ thể của bệnh phân trắng trên tôm để đưa ra hướng xử lý chính xác

Khi điều trị bệnh phân trắng trên tôm, để có thể đảm bảo tính kịp thời và đúng cách, bà con cần quan sát kỹ và nắm được các triệu chứng của bệnh nhằm xác định mức độ nặng, nhẹ. Một số triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm bao gồm:

  • Tôm nổi trên mặt nước, bơi dạt gần bờ, lờ đờ.
  • Tôm bị nhiễm Vibrio, gây ra bệnh phân trắng, khi quan sát tôm có xuất hiện điểm đỏ ở gốc râu, phần đầu ngực, hay thân.
  • Tôm thường bỏ ăn, ăn yếu hơn, thời gian canh vó dài.
  • Cơ thể của tôm phát triển không cân đối, ốp thân, mềm vỏ, vỏ sần sùi, thô ráp và thân nhợt nhạt.
  • Phân tôm thường có màu trắng, nổi trên mặt nước.
  • Đường ruột tôm có đường ziczac, bị trống hoặc đứt quãng, có màu trắng.
  • Khi kiểm tra bằng cách giải phẩu, nhận thấy gan tụy của tôm bị tổn thương, gan nhạt màu.
Hướng dẫn phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm
Quan sát triệu chứng bệnh phân trắng trên tôm để có biện pháp trị bệnh phù hợp.

– Biện pháp điều trị bệnh phân trắng trên tôm dựa trên triệu chứng cụ thể

Nếu phát hiện và xử lý kịp thời bệnh phân trắng trên tôm, tôm sẽ có khả năng sống và có thể bắt mồi trở lại. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện và kéo dài tình trạng bệnh, tôm sẽ bị suy giảm khả năng bắt mồi, chết rải rác và ngày càng nghiêm trọng. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau, sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện do nguồn thức ăn:

  • Ngưng hoàn toàn việc cho tôm ăn trong 1 đến 2 ngày, kiểm tra hạn dùng, chất lượng thức ăn hoặc thay ngay thức ăn khác nếu phát hiện ẩm mốc.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường chức năng đường ruột, gan để tôm phục hồi nhanh chóng.
  • Trộn men vi sinh đường ruột để bổ sung lợi khuẩn, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Bà còn có thể tham khảo Men vi sinh Microbe-Lift DFM>>>
  • Sử dụng tỏi để trộn xen kẽ vào thức ăn (10g/kg) cho tôm. Chú ý, bà con không trộn tỏi với vi sinh vì sẽ làm bất hoạt vi sinh.
  • Sử dụng các loại thảo dược như lá trầu không, hạt cau, trà xanh,… để nấu thành nước hoặc gel, trộn vào thức ăn với liều lượng 10 – 20mg/kg thức ăn (dạng nước) và 5 – 10g/kg thức ăn (dạng gel). Có thể cho tôm ăn liên tục 5 ngày, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.

Bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện do môi trường nước ao nuôi:

  • Tăng cường oxy cho tôm bằng cách chạy quạt nước với tốc độ tối đa, xuyên suốt 24/24 giờ.
  • Thay nước và tiến hành diệt khuẩn, tảo độc trong ao. Cần chú ý cho nước từ từ để tránh sốc tôm và sau đó sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift PBD xử lý tảo.
  • Sau khi diệt tảo từ 2 – 3 ngày, bà con sử dụng men vi sinh để xử lý khí độc và xử lý đáy ao với liều lượng cao gấp 3 lần so với bình thường.
  • Sử dụng phương án phù hợp để giảm chất hữu cơ trong ao. Bà con có thể sử dụng chất lắng tụ và xi phông ra ngoài đối với ao thường xuyên được xi phông. Còn đối với ao nuôi không xi phông trước đó hoặc ít xi phông, bà con có thể tham khảo men vi sinh để xử lý đáy, tránh làm khí độc khuếch tán và gây ngộ độc thêm cho tôm.

Hướng dẫn phòng bệnh phân trắng trên tôm

Để có thể phòng bệnh phân trắng trên tôm, bà con nuôi tôm cần hiểu rõ về những nguyên nhân dẫn đến bệnh.

– Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm

Thông thường, khoảng sau 1 tháng nuôi trở đi, bệnh phân trắng trên tôm bắt đầu xuất hiện, và cho đến giai đoạn tôm từ 50 – 90 ngày tuổi sẽ bắt đầu phát triển mạnh. Đặc biệt đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp, đồng thời khi nuôi tôm với mật độ dày hay ít thay nước thì bệnh phân trắng trên tôm sẽ lây lan với tốc độ rất nhanh, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.

Hướng dẫn phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm
Bệnh phân trắng trên tôm thường xuất hiện từ sau khoảng 1 tháng nuôi.

Bệnh phân trắng trên tôm với tình trạng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như mật độ nuôi, môi trường ao nuôi, số lượng tôm bị bệnh, kinh nghiệm nuôi tôm của bà con,…Tuy nhiên, bệnh phân trắng trên tôm thường xuất phát từ 4 nguyên chính, đó là:

  • Thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc để quá hạn sử dụng, nhiễm độc tố hay nấm mốc.
  • Ao nuôi không được vệ sinh đúng cách, tạo điều kiện cho tảo độc phát triển.
  • Các vi khuẩn có hại phát triển mạnh khi ao nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio có thể bám trên thành ruột gây tổn thương cho tôm.
  • Ký sinh trùng Gregarine bám trên thành ruột, cản trở tôm hấp thu dinh dưỡng, gây tổn thương thành ruột của tôm.

– Phương pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng trên tôm là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm, do đó bà con cần ưu tiên phòng ngừa tốt để đảm bảo được chất lượng vụ nuôi. Đối với việc phòng bệnh phân trắng trên tôm, bà con cần lưu ý 2 yếu tố quan trọng, đó là nguồn thức ăn và môi trường nước của ao nuôi. Cụ thể bà con có thể áp dụng các phương pháp sau:

Đối với nguồn thức ăn cho tôm:

  • Bà con nên lựa chọn thức ăn có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất dinh dưỡng và chuyên dùng cho tôm.
  • Sử dụng loại thức ăn theo đúng giai đoạn nuôi, kích cỡ của tôm.
  • Không tự ý trộn các loại thực phẩm khác cùng với thức ăn mà không có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn.
  • Bảo quản thức ăn tại nơi thoáng mát, cao ráo, tránh khu vực ẩm ướt.
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi để ức chế vi khuẩn có hại, giúp tôm khỏe hơn.

Đối với môi trường nước ao nuôi:

  • Thả giống với tỷ lệ phù hợp, không thả tôm với mật độ quá dày.
  • Vệ sinh ao đúng quy trình, lắp đặt đầy đủ quạt nước và hệ thống sục khí.
  • Thay nước và diệt khuẩn ao nuôi định kỳ để tránh tảo độc hình thành.
  • Ưu tiên sử dụng men vi sinh thay vì hóa chất để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và bổ sung vi khuẩn có lợi cho ao nuôi.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.
  • Duy trì và cân bằng vi khuẩn có lợi cho ao bằng cách bổ sung vi sinh thường xuyên và đảm bảo hàm lượng oxy > 5ppm.
  • Kiểm tra nhá, tôm thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh phân trắng trên tôm.

Ứng dụng men vi sinh giúp tăng hiệu quả khi phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm!

Ngoài ra, để có thể phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả, cũng như giúp mùa vụ được thành công, bà con có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift (Mỹ) đang được cung cấp tại Biogency:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chuyên xử lý khí độc ao nuôi.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý nước và lợn cợn trong ao.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý đáy, phân hủy chất hữu cơ, ngăn ngừa hình thành khí độc.
  • Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tối đa, phòng trị các bệnh về đường ruột tôm.
Hướng dẫn phòng/trị bệnh phân trắng trên tôm
4 dòng men vi sinh Microbe-Lift giúp phòng bệnh phân trắng trên tôm.

Trên đây là một số hướng dẫn phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm. Mong rằng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bà con. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất.

>>> Xem thêm: Cây phèn đen và tác dụng điều trị bệnh phân trắng cho tôm