Quá trình khởi động bể hiếu khí thường mất nhiều thời gian, đặc biệt nếu hệ vi sinh chưa phát triển ổn định hoặc điều kiện vận hành chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc khởi động chậm không chỉ làm kéo dài thời gian bàn giao công trình mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải sau này. Vậy nhà thầu môi trường có thể làm gì để rút ngắn thời gian khởi động bể hiếu khí, đảm bảo hệ thống vận hành nhanh chóng và đạt hiệu suất tối ưu?
Những vấn đề thường gặp trong thời gian khởi động bể hiếu khí
Bể hiếu khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ và loại bỏ chất ô nhiễm nhờ vào vi sinh vật hiếu khí. Thời gian khởi động bể hiếu khí thông thường kéo dài từ 15 – 30 ngày tùy thuộc vào điều kiện vận hành và đặc tính từng loại nước thải.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm kéo dài thời gian vận hành khởi động, ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao hệ thống như:
- Nồng độ ô nhiễm trong nước thải biến động lớn: Hàm lượng BOD, COD, Amonia, Nitơ cao hoặc biến động mạnh làm cho hệ vi sinh trong công nghệ bùn hoạt tính truyền thống khó thích nghi.
- Thiếu hụt chủng vi sinh vật hiếu khí mạnh: Nếu hệ thống không được bổ sung vi sinh vật có hoạt tính mạnh và phù hợp với đặc tính nước thải, hệ vi sinh trong bùn hoạt tính cần nhiều thời gian để phát triển và khó có khả năng duy trì ở trạng thái ổn định.
- Điều kiện vận hành chưa được kiểm soát tốt: Các yếu tố như DO (oxy hòa tan), pH, độ kiềm carbonate, nhiệt độ, … chưa được tối ưu.
Giải pháp rút ngắn thời gian khởi động bể hiếu khí cho nhà thầu môi trường
Để rút ngắn thời gian khởi động bể hiếu khí, nhà thầu môi trường có thể áp dụng các giải pháp sau:
– Kiểm soát tải lượng ô nhiễm và tối ưu điều kiện vận hành:
- Kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải đầu vào: Xác định nồng độ các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ, Phốtpho, pH, độ kiềm carbonate để tính toán lưu lượng nước thải cần nạp, cân bằng dinh dưỡng và đưa ra phương án khởi động hợp lý.
- Duy trì DO ở mức tối ưu (2 – 4 mg/l): Hệ vi sinh hiếu khí giai đoạn khởi động cần lượng oxy hòa tan đủ để hình thành bông bùn và hoạt động hiệu quả. Nếu DO > 5.5 mg/l, bùn hoạt tính sẽ mịn và khó kết bông.
- Kiểm soát pH trong khoảng 6.5 – 8.5 (tối ưu 7.5 – 8.0): Đây là khoảng pH tối ưu cho vi sinh vật phát triển ở giai đoạn vận hành khởi động. Nếu pH < 6.5, thực hiện nâng pH bằng cách bổ sung Soda Ash Light (Na2CO3 99%). Gốc CO32- trong Na2CO3 có tác dụng nâng và ổn định pH, đồng thời cung cấp độ kiềm Carbonate cho quá trình xử lý N-Amonia trong nước thải.
– Bổ sung chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh giúp tăng tốc độ khởi động:
Sử dụng chế phẩm men vi sinh chuyên dụng giúp tăng mật độ vi sinh nhanh chóng, rút ngắn thời gian hình thành bùn hoạt tính. BIOGENCY khuyến nghị sử dụng các dòng men vi sinh Microbe-Lift trong giia đoạn vận hành khởi động như:
- Microbe-Lift IND: Chứa 13 chủng vi sinh hiếu khí có hoạt tính mạnh, giúp tăng tốc hình thành bông bùn, tăng tỷ lệ MLVSS/ MLSS, xử lý nhanh BOD, COD, TSS, hỗ trợ khởi động bể hiếu khí nhanh hơn.
- Microbe-Lift N1: Chuyên biệt trong xử lý N-Amonia với chủng vi sinh vật Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp., giúp tăng hiệu suất quá trình xử lý Nitơ ngay từ giai đoạn vận hành khởi động.

Việc rút ngắn thời gian khởi động bể hiếu khí không chỉ giúp nhà thầu môi trường bàn giao hệ thống đúng tiến độ mà còn đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải đạt chuẩn ngay từ đầu. Bằng cách kiểm soát điều kiện vận hành, bổ sung chủng vi sinh phù hợp như Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1, nhà thầu môi trường có thể tối ưu quá trình khởi động, hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí vận hành.
BIOGENCY cam kết đồng hành cùng nhà thầu môi trường để mang lại giải pháp vi sinh hiệu quả, giúp hệ thống xử lý nước thải vận hành ổn định và đạt chuẩn xả thải nhanh chóng.
Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng!
>>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế và vận hành bể hiếu khí cho nhà thầu thi công môi trường