Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với từng loại nước thải sẽ có sự khác nhau nhất định. Để góp phần giữ gìn môi trường cũng như làm đúng theo quy định xả thải của Nhà nước, hãy cùng Biogency tìm hiểu về tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với từng loại nước thải trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với các loại nước thải

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD trong nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp chính là nước được thải ra từ quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nước thải ở các khu xử lý nước thải tập trung cũng được tính thuộc vào nhóm nước thải công nghiệp. Sau đây là thông số BOD đầu vào của một vài loại nước thải công nghiệp tiêu biểu:

  • Nước thải Xi mạ: 300 – 1000 mg/l.
  • Nước thải Dệt nhuộm: 500 – 3000 mg/l.
  • Nước thải Sản xuất bia: 800 – 2000 mg/l.
  • Nước thải Nhà máy giấy: 2000 – 3000 mg/l.
  • Nước thải Chế biến thủy sản: 2000 – 5000 mg/l.
  • Nước thải Nhà máy giấy: 2000 – 3000 mg/l.
  • Nước thải Sản xuất cao su: 3000 – 10000 mg/l.

Nước thải công nghiệp là loại nước thải chứa hàm lượng BOD COD cao.

Hình 1. Nước thải công nghiệp là loại nước thải chứa hàm lượng BOD COD cao.

Đối với tiêu chuẩn xả thải của BOD COD trong nước thải công nghiệp, các nhà máy cần dựa vào QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Dưới đây là bảng giá trị thông số ô nhiễm đầu ra của nước thải công nghiệp theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng giá trị thông số ô nhiễm của nước thải công nghiệp theo QCVN 40: 2011/BTNMT:

Chỉ tiêu Đơn vị Cột A Cột B
BOD mg/l 30 50
COD mg/l 75 150
TSS mg/l 50 100
TDS mg/l 500 100
Tổng Nitơ mg/l 20 40
Amoni mg/l 5 10
Tổng Phốt pho mg/l 4 6

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD trong nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi sẽ bao gồm từ các nguồn như: Nước thải vật nuôi, vệ sinh chuồng trại, nước tắm cho vật nuôi,…v…v… Thành phần của nước thải chăn nuôi chứa các vi khuẩn, ấu trùng, giun sán,… gây ô nhiễm môi trường. Nồng độ ô nhiễm về BOD, COD, Nitơ, Amoni và SS cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Nước thải chăn nuôi có nồng độ các chất ô nhiễm vượt nhiều lần so với quy chuẩn xả thải.

Hình 2. Nước thải chăn nuôi có nồng độ các chất ô nhiễm vượt nhiều lần so với quy chuẩn xả thải.

Các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải chăn nuôi, bao gồm cả chỉ tiêu BOD và COD theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT:

Thông số Đơn vị Cột A Cột B
pH 6-9 5,5-9
BOD5 mg/l 40 100
COD mg/l 100 300
Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150
Tổng Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 3000 5000

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD trong nước thải y tế

Trong quá trình thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tại các cơ sở y tế, một lượng lớn nước thải sẽ được thải ra. Nước thải này thường sẽ chứa rất nhiều chất độc hại, mầm bệnh, PH, SS, COD, BOD, Coliform cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Nước thải y tế cần được xử lý vì hàm lượng BOD COD và mầm bệnh cao.

Hình 3. Nước thải y tế cần được xử lý vì hàm lượng BOD COD và mầm bệnh cao.

Đối với nước thải y tế tại Việt Nam thì các cơ sở cần phải tuân thủ theo quy chuẩn nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT. Cụ thể các giá trị tiêu chuẩn của các thông số ô nhiễm trong nước thải y tế, bao gồm cả chỉ tiêu BOD và COD được thể hiện trong bảng sau:

TT Thông số Đơn vị A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD 5 (20 độ C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/100 ml KPH KPH KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH KPH

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD trong nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người. Nước thải này bao gồm nước thải hộ gia đình, khu dân cư, khu căn hộ, chung cư, trung tâm thương mại, nước thải nhà hàng khách sạn,…v….v…. Nước thải sinh hoạt sẽ có nhiều cặn bẩn, dầu mỡ, thức ăn, chất thải vệ sinh, các chất hữu cơ khó phân hủy, các vi khuẩn gây bệnh,…

Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.

Hình 4. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, do đó tiêu chuẩn xả thải của BOD COD đối với nước thải sinh hoạt cũng yêu cầu khắt khe hơn.

Khác với các loại nước thải khác, riêng đối với nước thải sinh hoạt thì không kiểm soát chỉ tiêu COD mà chỉ kiểm soát chỉ tiêu BOD5. Tiêu chuẩn xả thải BOD trong nước thải sinh hoạt sẽ dựa vào QCVN 14:2008/BTNMT.

Bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT:

Thông số Đơn vị Cột A Cột B
pH 5-9 5-9
BOD5 (20 độ C) mg/l 30 50
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500 1000
Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
Tổng coliforms Vi khuẩn/100ml 3.000 5.000

Tiêu chuẩn xả thải của BOD COD của các loại nước thải khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích cho công tác kiểm tra chỉ tiêu nước thải đầu ra của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các chỉ tiêu BOD, COD đạt chuẩn đầu ra, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514. Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra được các phương án xử lý tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất!

>>> Xem thêm: Tỷ lệ BOD:N:P trong nước thải phản ánh điều gì?