Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm

Công nghệ RAS (Recirculating Aquaculture System) hay hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn đang ngày càng được nhắc đến trong nuôi tôm nhờ khả năng kiểm soát môi trường, tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường sau khi nuôi. Tuy nhiên, để hệ thống RAS trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất, sự kết hợp với các giải pháp sinh học có thể nói là chìa khóa giúp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng tôm nuôi và giảm thiểu rủi ro về bệnh trên tôm.

Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm

Tổng quan về công nghệ RAS trong nuôi tôm

– Giới thiệu về công nghệ RAS

Công nghệ RAS là một hệ thống khép kín, tuần hoàn nước liên tục qua các thiết bị lọc sinh học và cơ học để duy trì chất lượng nước ổn định cho ao nuôi. Đây là một công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu việc thay nước, tiết kiệm tài nguyên nước và kiểm soát môi trường nước một cách chặt chẽ, hạn chế tối đa các yếu tố ô nhiễm từ bên ngoài.

RAS là một giải pháp nuôi được áp dụng rộng rãi tại các hệ nuôi cua, cá trong hộp. Tuy nhiên vì tôm là một mô hình nuôi với số lượng lớn nên đôi khi quy trình RAS vẫn chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trong ngành nuôi tôm của chúng ta. Xem thêm: Xu hướng áp dụng hệ tuần hoàn RAS trong nuôi trồng thủy sản>>>

– Cấu trúc của hệ thống RAS trong nuôi tôm

Cấu trúc của một hệ thống RAS trong nuôi tôm bao gồm 4 bộ phận chính là bể nuôi; hệ thống lọc cơ học; hệ thống lọc sinh học và bể vi sinh; hệ thống oxy và bơm nước, với chức năng cụ thể:

  • Bể nuôi: Bể thả tôm và nuôi tôm với điều kiện nước được kiểm soát tốt nhất.
  • Hệ thống lọc cơ học: Loại bỏ các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng khỏi nước nuôi.
  • Hệ thống lọc sinh học và bể vi sinh: Sử dụng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter để phân hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là Amoniac (NH3) và Nitrit (NO2), chuyển đổi chúng thành Nitrat (NO3) ít độc hơn. Lấy nước tối ưu cung cấp đến bể nuôi tôm.
  • Hệ thống oxy và bơm nước: Cung cấp oxy hòa tan cho nước nuôi, giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Đảm bảo việc tuần hoàn nước và khử các khí độc hại như CO2, H2S.
Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm
Cấu trúc của một hệ thống RAS trong nuôi tôm.

– Ưu điểm của công nghệ RAS trong nuôi tôm

Ứng dụng công nghệ RAS trong nuôi tôm sẽ mang lại nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm nước: Với công nghệ RAS, lượng nước sử dụng ít hơn rất nhiều so với các hệ thống nuôi truyền thống, nhờ khả năng tái sử dụng nước sau khi đã qua lọc.
  • Kiểm soát môi trường chặt chẽ: Nhờ hệ thống lọc sinh học và các thiết bị hỗ trợ, chất lượng nước trong hệ thống RAS luôn được duy trì ổn định, nước được tái sử dụng không cần đưa nước từ bên ngoài vào giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cho tôm.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Với khả năng tuần hoàn và lọc nước, hệ thống RAS giúp giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường, từ đó góp phần bảo vệ hệ sinh thái xung quanh.
  • Tăng năng suất: Nhờ điều kiện nuôi ổn định và khả năng kiểm soát các yếu tố môi trường, tôm nuôi trong hệ thống RAS phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao hơn.

Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm

Như bà con thấy, tại 1 hệ nuôi RAS thì bể vi sinh và hệ thống lọc sinh học là điều cực kỳ quan trọng để quyết định chất lượng nước đưa vào bể nuôi chính, vì vậy nên kết hợp các giải pháp sinh học trong vận hành hệ RAS. Giải pháp với các sản phẩm sinh học chất lượng giúp tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, ổn định chất lượng nước và cải thiện sức khỏe tôm trong môi trường nuôi tuần hoàn. Xem thêm: Nuôi tôm là nuôi nước>>>

Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm
Ứng dụng giải pháp sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, ổn định chất lượng nước và cải thiện sức khỏe tôm trong môi trường nuôi tuần hoàn.

– Ứng dụng men vi sinh vào hệ thống RAS trong nuôi tôm

BIOGENCY là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm sinh học giúp cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu các chất độc hại trong ao nuôi với sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được nhập khẩu trực tiếp từ USA chứa các chủng vi sinh dạng lỏng, hoạt động mạnh, được sản xuất để phù hợp với môi trường nước ao tôm.

Khi kết hợp với hệ thống RAS, sản phẩm mang lại nhiều lợi ích như phân hủy chất thải hữu cơ, tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi, hỗ trợ quá trình chuyển hóa Amoniac và Nitrit thành Nitrat, giảm thiểu độc tính của các chất này trong nước nuôi.

Sử dụng 2 sản phẩm Microbe-Lift AQUA CMicrobe-Lift AQUA N1 để khởi động hệ vi sinh trong bể kalnet:

  • Microbe-Lift AQUA C: Cung cấp chủng vi khuẩn dị dưỡng, phân hủy chất hữu cơ.
  • Microbe-Lift AQUA N1: Cung cấp chủng Nitrosomonas và Nitrobacter khử Amoni và Nitrit.
Kết hợp giải pháp sinh học vào công nghệ RAS trong nuôi tôm
Sử dụng Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 cho hệ thống tuần RAS trong nuôi tôm.

– Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong hệ nuôi tôm tuần hoàn RAS

Hướng dẫn khởi động và vận hành bể vi sinh/bể kalnet trong hệ nuôi tôm tuần hoàn RAS cho hệ nuôi tôm gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi động bể vi sinh trong 7 ngày trước khi đấu nối vào hệ tuần hoàn: Bổ sung nước và hạt kalnet, đo và chỉnh pH=7,5-8,5 và độ kiềm 150-200mg/l. Bổ sung thức ăn tôm và đường vàng làm dinh dưỡng ban đầu, sau đó sử dụng liều lượng 40ml/m3 Microbe-Lift AQUA C để khởi động trước. Đến ngày thứ 3 của quá trình khởi động, tiếp tục bổ sung Microbe-Lift AQUA N1 với liều lượng 40ml/m3.
  • Giai đoạn bể vi sinh dần ổn định: Sau 7 ngày bể vi sinh đã dần ổn định, mật độ vi sinh phát triển nhanh và tạo floc mỏng có thể đấu nối hệ tuần hoàn và tăng tải từ từ trong vòng 3-7 ngày.

Liều duy trì: Đối với hệ có lượng nước <100m3 khuyến cáo sử dụng trực tiếp sản phẩm. Với hệ > 100m3 có thể ủ sinh khối bên ngoài trước khi bổ sung, liều lượng duy trì 1ml/m3, cứ 3-5 ngày/lần

– Lưu ý khi kết hợp sản phẩm sinh học vào hệ thống RAS trong nuôi tôm

Để hệ thống RAS trong nuôi tôm đạt hiệu quả tối đa, cần lưu ý một số điểm khi kết hợp sản phẩm sinh học như:

  • Tránh sử dụng các hóa chất kháng khuẩn: Khi đã sử dụng chế phẩm vi sinh, không nên sử dụng các hóa chất diệt khuẩn mạnh vì có thể tiêu diệt hệ vi sinh có lợi, làm giảm hiệu quả của sản phẩm sinh học.
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống lọc: Đảm bảo hệ thống lọc sinh học hoạt động hiệu quả để vi sinh vật có môi trường phát triển tốt.
  • Điều chỉnh nhiệt độ: Nhiệt độ nước có ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật, vì vậy cần duy trì nhiệt độ phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả của chế phẩm sinh học.

Sự kết hợp giải pháp sinh học vào hệ thống RAS trong nuôi tôm sẽ giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm, đảm bảo môi trường nuôi ổn định, tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp nuôi tôm hiệu quả và bền vững, hãy liên hệ với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để nhận được tư vấn và hỗ trợ về các sản phẩm sinh học chất lượng cao, giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình nuôi tôm!

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS