Việc xử lý nước thải y tế rất quan trọng bởi nước thải y tế (bệnh viện) mang theo một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh từ cơ sở y tế nên thải ra môi trường, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Quá trình xử lý nước thải y tế đôi khi sẽ không suôn sẻ bởi những sự cố bất thường xảy ra. Làm thế nào để khắc phục?
Khắc phục: Vi sinh chết ở hệ thống xử lý nước thải y tế
Có nhiều nguyên nhân khiến vi sinh trong các bể sinh học của hệ thống xử lý nước thải y tế chết, có thể kể đến như:
- Lưu lượng nước thải tăng đột ngột:
Lưu lượng nước thải tăng đồng nghĩa với việc hàm lượng các chất ô nhiễm cũng tăng theo và thời gian lưu nước trong bể sinh học giảm. Hàm lượng chất ô nhiễm tăng nhưng thời gian lưu nước giảm làm cho hiệu quả xử lý kém đi dẫn đến chất lượng nước đầu ra không đạt yêu cầu dẫn đến sốc tải hệ vi sinh. Nồng độ ô nhiễm cần xử lý tăng lên khiến cho vi sinh không thích nghi kịp hoặc làm việc quá mức dẫn đến tình trạng chết vi sinh. Điều này phát sinh các vấn đề như mùi hôi, cặn bả,…
Phương án khắc phục: Tiến hành bơm nước pha loãng nồng độ ô nhiễm trong nước thải đồng thời bổ sung thêm bùn vi sinh ở các hệ xử lý nước thải có tính chất tương tự hoặc chế phẩm vi sinh để tăng lượng vi sinh có lợi cho hệ thống.
- Không duy trì được sự cân bằng dinh dưỡng:
Vi sinh vật cũng giống như con người, để sinh sống được chúng cũng cần đảm bảo lượng thức ăn và dinh dưỡng. Trường hợp trong nước thải hàm lượng Cacbon bị thiết sẽ dẫn đến dư Nitơ và Photpho dẫn đến không duy trì được tỉ lệ BOD:N:P khiến vi sinh bị sốc tải dẫn đến chết vi sinh.
Phương án khắc phục: Bổ sung thêm những chỉ số thiếu hụt: bổ sung BOD bằng mật rỉ đường, Nito có thể lựa chọn dùng Ure, Photpho có thể dùng DAP để điều chỉnh tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1.
- Thiếu Oxy:
Tùy vào nồng độ bùn trong bể phản ứng và tải trọng hữu cơ (BOD, COD) mà nhu cầu oxy sẽ khác nhau. Trong bể hiếu khí, khi DO thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn sợi phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống: làm giảm hiệu quả xử lý, giảm khả năng kết bông lắng của bùn hoạt tính. Ngược lại, khi DO cao sẽ cản trở quá trình hình thành bông bùn và lãng phí điện năng.
Phương án khắc phục: Đo DO thường xuyên trong hệ thống và điều chỉnh DO thích hợp.
- Vi khuẩn dạng sợi:
Khi vi khuẩn sợi phát triển mạnh sẽ tạo ra các kết dính khiến cấu trúc của các bông bùn kết dính lại với nhau tạo thành mảng bùn. Mảng bùn đồng nghĩa diện tích tiếp xúc tăng và khó lắng do vậy mảng bùn sẽ nổi lên bề mặt. Ngoài ra, vi khuẩn sợi còn có khả năng gây ra hiện tượng bung bùn khi DO bị giới hạn, kích thước bông bùn tăng thì số lượng vi khuẩn hiếu khí giảm.
Phương án khắc phục: Có thể xử lý bằng cách dùng chất oxi hóa mạnh như Clo, H2O2, Ozon. Điều chỉnh pH nước thải đầu vào, cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát hệ thống sục khí để đảm bảo lượng DO trong bể.
Khắc phục: Hệ thống xử lý nước thải y tế phát sinh mùi hôi gây khó chịu
Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải y tế không phải lúc nào cũng giống nhau, chúng sẽ khác nhau về mức độ và nguồn gốc phát sinh. Có nhiều nguyên nhân phát sinh mùi hôi có thể kể đến như:
- Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ, vận tốc gió, hướng gió là những nguyên nhân góp phần phát tán mùi hôi đi xa hơn.
- Hệ thống xử lý (đặc biệt là hệ thống kỵ khí) không có kế hoạch bảo trì hoặc cải tạo các quy trình xử lý.
Nhìn chung, mùi hôi phát sinh từ việc phân hủy yếm khí của các hợp chất hữu cơ.
Khắc phục: Các sự cố bùn vi sinh
– Bùn nổi:
Việc thiếu oxy do khử Nitrat quá mức, trong bể lắng thứ cấp hình thành các bóng khí Nitơ bám dính vào các bông bùn hoạt tính và nổi lên bề mặt
Khắc phục:
- Kiểm soát nồng độ Nitrat đầu vào của bể lắng.
- Tăng tỉ lệ tuần hoàn bùn.
- Kiểm soát DO trong bể Aerotank.
- Giảm thời gian lưu bùn.
– Bọt và váng:
Nguyên nhân là do các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải.
Khắc phục:
- Hệ thống tuần hoàn bùn cần được kiểm tra định kì.
- Ở bể Aerotank tắt sục khí, bể Anoxic tắt máy khuấy.
- Điều chỉnh tỉ lệ F/M, tránh trường hợp F/M quá cao.
– Bùn mịn, khó lắng:
Bùn mịn do vi sinh vật thiếu chất hữu cơ (thức ăn). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.
Khắc phục: Tăng tải lượng đầu vào (lượng thức ăn) cho vi sinh vật bằng cách: Tăng lưu lượng nước cần xử lý, bổ sung thêm dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.
– Bọt màu trắng, nổi bọt to có bùn trên bề mặt các bọt nổi, bùn sẫm màu:
Nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật chết tiết ra các chất nồng từ đó hình thành nên các bọt khí bề mặt, bùn vi sinh chết sẽ bám lên bề mặt các bọt khí đó.
Khắc phục: Tiến hành bơm nước pha loãng nồng độ ô nhiễm trong nước thải đồng thời bổ sung thêm bùn vi sinh ở các hệ xử lý nước thải có tính chất tương tự hoặc chế phẩm vi sinh để tăng lượng vi sinh có lợi cho hệ thống.
– Bùn vón cục:
Nguyên nhân là thời gian lưu bùn ở bể lắng quá lâu dẫn đến hiện tượng khử Nitrat tạo ra khí N2 tích tụ trong bùn và làm cho bùn nổi lên bề mặt.
Khắc phục: Giảm thời gian lưu bùn bằng cách tăng tỉ lệ tuần hoàn bùn.
Giải pháp BIOGENCY khắc phục các khó khăn, sự cố khi vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế
BIOGENCY mang đến giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để giải quyết các vấn đề khó khăn trong khâu vận hành và đảm bảo đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
Microbe-Lift N1: Chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt: Nitrosomonas và Nitrobacter dùng cho bể Aeroten. Hiệu suất xử lý Nitơ Amonia có thể lên đến 99%
- Tăng hiệu suất cho quá trình Nitrat hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa Nitơ, giảm Nitơ tổng.
- Hoạt động được với hàm lượng Amonia cao lên đến 1.500 mg/l. Xử lý Nitơ Amonia đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT.
Microbe-Lift IND: Chứa chủng vi khuẩn Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes, những vi khuẩn này hoạt động gấp 17 lần so với vi sinh vật khử Nitrat bản địa. Dùng cho bể Anoxic. Giảm COD, BOD, TSS nước thải đầu ra.
- Phục hồi nhanh chóng hệ thống sinh học khi bị sốc tải.
- Hiệu quả của quá trình khử Nitrat về dạng Nito tự do được tăng cường.
- Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 4%.
Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý nước thải y tế cho hệ thống của bạn!
>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám