Xử lý nước thải y tế bệnh viện, đâu là giải pháp tối ưu?

Hiện nay hệ thống các cơ sở y tế, bệnh viện ở Việt Nam đã và đang từng bước góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên khắp cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì những cơ sở y tế này cũng đem lại những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, số lượng bệnh viện tăng đồng nghĩa với việc thải vào môi trường một lượng lớn nước thải. Giải pháp nào tối ưu cho công tác xử lý nước thải y tế bệnh viện?

Xử lý nước thải y tế bệnh viện, đâu là giải pháp tối ưu?

Đặc trưng của nước thải y tế bệnh viện

Nước thải y tế bệnh viện phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: Quá trình giải phẫu,máu, dịch cơ thể, sinh hoạt của công nhân và bệnh nhân, rửa các vật dụng cụ y khoa, vệ sinh,…

Hệ thống các cơ sở y tế bệnh viện phát sinh nhiều nước thải ô nhiễm cần xử lý.
Hệ thống các cơ sở y tế bệnh viện phát sinh nhiều nước thải ô nhiễm cần xử lý.

Nhìn chung nước thải bệnh viện chứa nhiều thành phần. Các chất ô nhiễm trong nước thải y tế thường là các chất hữu cơ, các chất vô cơ,các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh hay là các chất độc hóa học…

Đặc trưng nước thải bệnh viện thường có hàm lượng BOD 180 – 280 mg/l, COD 250 – 500 mg/l, hàm lượng chất rắn lơ lửng SS 150 – 300 mg/l, tổng Nitơ 50 – 90 mg/l, tổng Photpho 3 – 12 mg/l, Coliforms 106-109 MPN/100 ml.

Nước thải sau xử lý của các cơ sở y tế bệnh viện thông thường phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế theo bảng dưới đây:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Trong Bảng 2:

  • Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Giải pháp tối ưu để xử lý nước thải y tế bệnh viện

– Công nghệ áp dụng để xử lý nước thải y tế bệnh viện:

Công nghệ xử lý nước thải y tế bệnh viện đang được áp dụng chính hiện nay là công nghệ AO (Anoxic – Aerotank). Sơ đồ điển hình là:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế bệnh viện.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế bệnh viện.

– Áp dụng giải pháp cụ thể cho hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện công suất 150m3/ngày đêm:

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại một cơ sở y tế có công suất xử lý nước thải đạt 150m3/ngày đêm có nước thải đầu ra bị vượt 2 chỉ tiêu sau:

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Bể thu gom Đầu ra Yêu cầu đạt
1 N-NH4+ mg/L 244 20 10
2 COD mg/L 625 75 100

Nhận xét: Chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) vượt 2 lần so với yêu cầu đạt.

Giải pháp: Xử lý Nitơ Amoni (N-NH4+), cụ thể là tăng hiệu suất Nitrat hóa ở bể Aerotank.

Mục tiêu: Đưa hàm lượng Nitơ Amoni trong nước thải đầu ra đạt < 10 mg/l.

Với thông số ô nhiễm, công suất vận hành, hiện trạng hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện hiện tại và mục tiêu xử lý của dự án là chỉ tiêu Amoni đạt cột B QCVN 28:2010/BTNMT, Biogency lựa chọn sử dụng men vi sinh chuyên xử lý Amoni Microbe-Lift N1 chứa chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp.Nitrobacter sp. giúp tăng hiệu suất xử lý Amoni lên đến 99%.

Trong bể hiếu khí Aerotank, chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp. giúp chuyển hóa Amonia về dạng Nitrite (N-NO2) và chủng vi khuẩn Nitrobacter sp. giúp chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate (N-NO3).

Tại thời điểm Biogency đi khảo sát thực tế tại hệ thống của bệnh viện thì kết quả phân tích độ kiềm và pH tại bể hiếu khí khá thấp và chưa tối ưu cho quá trình Nitrate hóa. Vi khuẩn Nitrate hóa là vi khuẩn tự dưỡng, có nghĩa là chúng sử dụng nguồn Carbon vô cơ (CO32-, HCO3) hoặc CO2 vì vậy cần bổ sung thêm Soda Ash Light 99% (Na2CO3) để tăng nồng độ pH duy trì ở mức 7.5 – 8.5 để tối ưu cho quá trình Nitrate hóa. Đồng thời tăng độ kiềm Cacbonat ở bể Aerotank lên tối thiểu 150 mg/l.

Liều lượng vi sinh Microbe-Lift bổ sung vào bể Aerotank:

TT Thời gian Liều lượng/ngày
Bể Aerotank
Microbe-Lift N1
1 Ngày 1 & 2 1 gallon
2 Ngày 3 đến ngày 7 0.5 gallon
3 Ngày 8 đến ngày 30 0.06 gallon
Tổng liều lượng 6 gallons
Liều duy trì mỗi tháng 2 gallons

Hiệu quả mong đợi:

  • Trong 02 tuần đầu tiên sau khi bổ sung vi sinh hiệu suất xử lý Amoni lên 50 – 60% so với hiệu suất xử lý Amonia ở hiện tại.
  • Trong vòng 03 – 04 tuần tiếp theo, nồng độ Amoni đầu ra giảm từ 70 – 90% so với hiện tại, xuống dưới 10 mg/l đạt cột B QCVN 28:2010/BTNMT.
Kết quả sau 3 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift. Kết quả sau 3 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift.
Kết quả xử lý nước thải y tế bệnh viện sau 3 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift.

Tùy vào tình trạng của hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện mà liều lượng và vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp xử lý nước thải y tế bệnh viện hiệu quả.

>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày