Khởi động hệ thống xử lý nước thải nhanh bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Sau khi hoàn thành giai đoạn thiết kế và thi công, việc vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải sao cho ít tốn thời gian và chi phí là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà thầu môi trường. Tùy thuộc vào chi phí cho phép và tiến độ phải bàn giao hệ thống xử lý nước thải nhanh hay chậm mà có phương án khởi động phù hợp.

Khởi động hệ thống xử lý nước thải nhanh bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

2 mục tiêu cần đạt được khi khởi động hệ thống xử lý nước thải

Đối với giai đoạn khởi động các bể sinh học, có 02 mục tiêu chính cần đạt trong giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải để bàn giao – nghiệm thu là:

  • Tăng hàm lượng bùn hoạt tính (MLSS và MLVSS).
  • Xử lý đạt chỉ tiêu Nitơ Amonia.
Bể Aerotank trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp giai đoạn vận hành khởi động.
Bể Aerotank trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp giai đoạn vận hành khởi động.

1. Tăng hàm lượng bùn hoạt tính (MLSS và MLVSS)

Thông thường, các đơn vị vận hành thường chọn cách khởi động các bể sinh học kỵ khí/ hiếu khí bằng cách chỉ bổ sung bùn hoạt tính. Cách này rất hiệu quả đối với những đơn vị đang vận hành nhiều công trình, vị trí ở gần, dễ vận chuyển và cùng tính chất nước thải bởi vì có thể tận dụng lượng bùn dư từ các trạm xử lý nước thải khác.

Chất lượng bùn hoạt tính này được đảm bảo chất lượng vì đã được nuôi cấy cho hiệu suất xử lý ổn định. Còn đối với những đơn vị không có điều kiện sử dụng bùn hoạt tính “chất lượng” như vậy thì bắt buộc phải tìm mua bùn từ những nguồn cung cấp bên ngoài. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Bùn không tương thích với loại hình nước thải đang vận hành khởi động dẫn đến các sự cố sốc tải hoặc thiếu tải,…
  • Thành phần bùn chứa ít các vi khuẩn có lợi cho hệ thống xử lý nước thải, nhiều cặn vô cơ (chỉ số MLVSS/ MLSS < 0.4), dễ nhiễm các vi khuẩn có hại, vi khuẩn dạng sợi,…
  • Hiệu suất xử lý chất ô nhiễm thấp, đặc biệt là quá trình xử lý Nitơ Amonia cho hiệu suất không cao.
Công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift giúp quá trình vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
Công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift giúp quá trình vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh việc sử dụng bùn hoạt tính, nếu kết hợp thêm công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên, rút ngắn 30 – 50% thời gian bàn giao, nghiệm thu.

Dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh vật được chọn lọc chuyên cho quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải, giúp tăng nhanh hàm lượng bùn hoạt tính (MLSS và MLVSS). Ngoài ra, Microbe-Lift IND chứa “men sống” ở dạng lỏng nên thích nghi nhanh với nước thải mà không cần kích hoạt trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, với khả năng chịu được độ mặn lên đến 40‰, các dòng men vi sinh của Microbe-Lift giúp khởi động nhanh các loại nước thải khó xử lý như: chăn nuôi, dệt nhuộm, chế biến thủy sản, thực phẩm, cao su, …

2. Xử lý đạt chỉ tiêu Nitơ Amonia

Vấn đề xử lý đạt quy chuẩn xả thải chỉ tiêu Nitơ Amonia là một mục tiêu quan trọng không kém trong giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải. Sau khi nạp bùn hoạt tính vào các bể sinh học và chạy được 50 – 80% tải khởi động, cần kiểm tra nồng độ Nitơ Amonia tại đầu ra hệ thống. Nếu chỉ tiêu này không đạt, có 02 nguyên nhân:

  • Thứ nhất, các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm carbonate, DO, tỷ lệ C/N, … không đảm bảo. Những điều kiện này cần đảm bảo (như BIOGENCY có đề cập ở những bài viết trước) thì vi sinh vật mới hoạt động hiệu quả.
  • Thứ hai, thiếu chủng vi sinh “chuyên dụng” cho từng quá trình: Amonia hóa, Nitrat hóa và Khử Nitrat. Đối với từng quá trình sẽ yêu cầu các chủng vi sinh khác nhau. Các nhà thầu có thể cân nhắc áp dụng kết hợp công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift với dòng sản phẩm Microbe-Lift N1 (đối với bể hiếu khí) hoặc Microbe-Lift BIOGAS, Microbe-Lift SA (đối với bể kỵ khí, hầm Biogas) ngay từ giai đoạn nạp bùn khởi động để bổ sung các chủng vi sinh vật này. Không những tăng hiệu suất của quá trình xử lý Nitơ Amonia lên tối đa 99% mà còn giúp tiết kiệm từ 50 – 70% chi phí hóa chất sử dụng.
Biểu đồ nồng độ N-Amonia thời điểm ban đầu (01/11/2019) và sau 04 tuần bổ sung vi sinh Microbe-Lift của hệ thống XLNT sinh hoạt tòa nhà.
Biểu đồ nồng độ N-Amonia thời điểm ban đầu (01/11/2019) và sau 04 tuần bổ sung vi sinh Microbe-Lift của hệ thống XLNT sinh hoạt tòa nhà.

Quá trình vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải để bàn giao, nghiệm thu nhanh hay chậm phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành 02 mục tiêu nêu trên. Việc áp dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift không chỉ giúp rút ngắn thời gian vận hành khởi động, mà còn giúp ổn định hệ thống xử lý nước thải sau khi bàn giao, nghiệm thu, góp phần nâng cao uy tín và năng lực của các nhà thầu môi trường. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: Phương án khởi động hệ thống xử lý nước thải trước khi bàn giao để xử lý hiệu quả Nitơ, Amonia