Bệnh phân trắng rất thường gặp trong ao nuôi tôm của bà con. Tuy nhiên, vì bệnh diễn biến từ từ và ít gây chết tôm hàng loạt trên diện rộng nên nhiều bà con vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát loại bệnh này.
Giai đoạn 1: Chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh phân trắng
Ở giai đoạn này, bệnh phân trắng chưa gây ảnh hưởng đến tôm, tuy nhiên bà con cần quan sát và xác định các mối nguy có khả năng xảy ra để kịp thời loại bỏ mầm bệnh phân trắng trong ao, giúp tôm phát triển khỏe và đều.
Điều bà con cần làm là:
– Nhận diện các mối nguy của bệnh phân trắng:
Bà con cần xác định thời điểm và các đặc điểm của môi trường khiến bệnh phân trắng dễ bùng phát, điển hình là:
- Giai đoạn giao mùa, mưa nắng thất thường: Cụ thể như nắng hoặc mưa kéo dài, thời tiết chênh lệch giữa ngày và đêm lớn (từ 8-100C).
- Chất lượng nước nuôi trong ao suy giảm: Ví dụ màu nước trong ao thay đổi đột ngột theo hướng xấu (nước quá xanh, quá đục, nhiều lợn cợn, đặc quánh…), trong ao xuất hiện khí độc NH3, NO2 (trên 5ppm) lâu ngày chưa xử lý được. Kiểm tra chất lượng mẫu nước cho kết quả khuẩn nước cao hơn 10^3 và có xuất hiện lạc khuẩn xanh.
– Chủ động phòng bệnh:
- Loại bỏ các mối nguy từ môi trường có thể gây nên bệnh phân trắng cho tôm: Sử dụng men vi sinh với tần suất thường xuyên trong suốt thời gian nuôi để xử lý nước (đối với ao đất nên sử dụng vi sinh liều cao hơn do tôm có thể ăn phải thức ăn ở tầng đáy ao chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột), xi-phông đáy thường xuyên với ao bạt (đặc biệt lưu ý khi nuôi tôm từ 2 tháng tuổi trở đi).
- Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn, tránh dư thừa nhiều làm ô nhiễm nước. Xem thêm: Cách cho tôm ăn >>>
- Bổ sung men đường ruột vào khẩu phần ăn của tôm để tăng cường khả năng tôm tiêu hóa tốt và hấp thu dưỡng chất tối đa, đồng thời giúp giảm tải hoạt động của gan. Xem: Men đặc trị đường ruột tôm >>>
Giai đoạn 2: Đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh phân trắng trên tôm
Khi bệnh phân trắng đã xuất hiện trên tôm, điều bà con cần làm lúc này là:
– Quan sát các dấu hiệu để xác định chính xác tôm có đang mắc bệnh phân trắng hay không:
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh phân trắng trên tôm trong quá trình nuôi là:
- Tôm hoạt động kém linh hoạt, bơi lờ đờ, bắt mồi kém, không thấy tăng trọng.
- Cơ thể tôm phát triển không cân đối, có dấu hiệu ốp thân, mềm vỏ, toàn thân nhợt nhạt.
- Đường ruột tôm có hình ziczac, đứt quãng.
- Gan tụy của tôm bị tổn thương, nhạt màu.
- Nếu bệnh phân trắng là do vi khuẩn Vibrio gây ra thì khi quan sát ở gốc râu, phần đầu ngực hay thân sẽ có điểm màu đỏ.
- ..v..v..
– Tiến hành các biện pháp để xử lý bệnh:
- Đối với môi trường nuôi: Tăng cường oxy cho tôm 24/24; thay nước, diệt khuẩn và tảo độc trong ao, sử dụng Microbe-Lift PBD xử lý tảo để tránh gây sốc cho tôm; sử dụng men vi sinh liều cao để khử khí độc NH3, NO2 (chỉ sử dụng sau khi diệt khuẩn từ 24-48 giờ); thực hiện các biện pháp xi-phông đáy ao để loại bỏ bùn đáy, mùn bã hữu cơ và khí độc H2S.
- Đối với việc cho ăn: Tạm ngừng cho tôm ăn trong 1-2 ngày trong quá trình xử lý môi trường ao nuôi, đồng thời kiểm tra lại chất lượng thức ăn, nếu thức ăn không đảm bảo (ví dụ hết hạn, ẩm mốc…) cần thay mới; khi cho tôm ăn lại, chỉ cho ăn khoảng 30% lượng thức ăn bình thường, quan sát sức ăn của tôm và tăng dần lên nếu tôm ăn khỏe; kết hợp sử dụng với men đường ruột để cải thiện tuyến tiêu hóa cho tôm.
Bà con có thể sử dụng thức ăn kèm với thảo dược như tỏi (khoảng 10g/kg thức ăn) hoặc lá trầu không, hạt cau, trà xanh… nấu thành nước (10 – 20mg/kg thức ăn) và cho tôm ăn (lưu ý không dùng chung với vi sinh vì sẽ làm bất hoạt vi sinh).
Giai đoạn 3: Phân trắng xuất hiện trong ao nuôi
Khi phân trắng xuất hiện trong ao nuôi tôm nhiều đồng nghĩa với lúc này bệnh phân trắng đã tác động khá nặng đến tôm, điều bà con cần làm ngay là:
- Ngừng ngay việc cho tôm ăn để xử lý môi trường nước.
- Tiến hành thay 1 phần nước ao nuôi, tỷ lệ thay nước từ 30-60% tùy vào trình trạng tôm, chú ý nước thay phải đảm bảo chất lượng để tránh mang mầm bệnh khác vào ao nuôi.
- Tiến hành các biện pháp xi-phông, diệt khuẩn, sau đó đánh men vi sinh liều lượng cao để nhanh chóng ổn định lại chất lượng nước.
- Kết hợp bổ sung khoáng, giải độc gan, vitamin C để chống sốc cho tôm.
- Sau khi chất lượng nước ổn định, bà con bắt đầu cho tôm ăn lại nhưng tỷ lệ cho ăn chỉ khoảng 20%-30% so với thông thường. Khi tôm ăn khỏe thì mới tăng lượng thức ăn lên. Cũng kết hợp thức ăn với men đường ruột và thảo dược như ở giai đoạn 2 để nhanh chóng cải thiện đường ruột cho tôm.
- Trong trường hợp điều kiện không thuận lợi và tình hình chuyển xấu, tôm rớt nhiều, bà con có thể nghĩ đến phương án thu tôm sớm để giảm thiểu tổn thất.
Có thể thấy rằng bệnh phân trắng không gây chết nhanh trên tôm nhưng những bệnh do virus gây ra, nhưng lại là một loại bệnh phổ biến và làm giảm lợi nhuận của bà con ở mỗi vụ nuôi. Do đó, chủ động nhận diện các mối nguy và chủ động phòng bệnh phân trắng là việc bà con nên ưu tiên hàng đầu trong quá trình nuôi. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục