Để kiểm soát Nitơ Amonia, nhà thầu môi trường cần làm gì?

Trong lĩnh vực vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc kiểm soát Nitơ Amonia là một nhiệm vụ không thể thiếu để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn xả thải. Vì nếu vượt tiêu chuẩn ở chỉ tiêu này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hoặc gây thiệt hại về uy tín của nhà thầu môi trường. Do đó, để bàn giao hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nhà thầu môi trường cần thực hiện những bước quan trọng dưới đây.

Để kiểm soát Nitơ Amonia, nhà thầu môi trường cần làm gì?

Tính toán thiết kế hệ thống theo nồng độ ô nhiễm của nước thải

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát Nitơ Amonia hiệu quả là tính toán kỹ lưỡng giai đoạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Những công việc quan trọng nhất bao gồm:

  • Đánh giá ban đầu: Nồng độ Amonia và Nitơ trong nước thải đầu vào cần được đo lường cẩn thận để xác định tải lượng ô nhiễm thực tế chứ không dựa vào lý thuyết hoặc những hệ thống tương tự. Điều này giúp nhà thầu thiết lập các thông số vận hành chính xác, phù hợp với khả năng của hệ thống xử lý.
  • Điều chỉnh thiết kế: Đối với những nguồn nước thải có tải lượng Nitơ cao (như nước thải chăn nuôi, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt,…) cần đảm bảo rằng các bể xử lý sinh học như bể hiếu khí hoặc bể thiếu khí (Anoxic) được thiết kế đủ công suất để xử lý hiệu quả.
  • Lên kế hoạch vận hành khởi động: Quy trình vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải cũng nên được lập chi tiết ngay từ giai đoạn thiết kế công nghệ, bao gồm các giai đoạn bổ sung bùn nền, men vi sinh, hóa chất, điều chỉnh tải lượng nước thải đầu vào và giám sát thường xuyên.
Nhà thầu môi trường cần làm gì để kiểm soát Nitơ Amonia?
Kiểm soát Nitơ Amonia đạt chuẩn xả thải là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nhà thầu môi trường trong giai đoạn vận hành bàn giao hệ thống.

Lựa chọn sản phẩm men vi sinh kiểm soát Nitơ Amonia phù hợp

Sử dụng men vi sinh chất lượng cao là yếu tố quyết định trong giai đoạn khởi động hệ thống. Đặc biệt, các dòng men vi sinh chuyên dụng như Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 mang lại hiệu quả vượt trội trong việc xử lý Amonia và Nitơ, giúp rút ngắn thời gian vận hành bàn giao cho chủ đầu tư. Cả hai dòng men vi sinh này đều dễ sử dụng và không yêu cầu điều chỉnh lớn trong công nghệ, giúp nhà thầu môi trường tối ưu hóa chi phí cơ chất, hóa chất sử dụng và đảm bảo hiệu quả vận hành.

Nhà thầu môi trường cần làm gì để kiểm soát Nitơ Amonia?
Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 phù hợp cho nhà thầu môi trường sử dụng trong giai đoạn vận hành khởi động hệ thống.

Theo dõi và kiểm soát điều kiện vận hành là chìa khóa để đảm bảo hiệu suất hệ thống

Bên cạnh việc vận hành khởi động và bổ sung men vi sinh Microbe-Lift, giai đoạn giám sát vận hành là bước quan trọng để kiểm soát Nitơ Amonia trong nước thải. Một số yếu tố cần lưu ý:

– Điều kiện môi trường để vi sinh vật hoạt động hiệu quả:

  • pH: Vi sinh vật xử lý Amonia và Nitơ thường hoạt động tốt ở mức pH từ 7.0 – 8.5. Điều chỉnh pH phù hợp là cách đảm bảo vi sinh vật hoạt động tối ưu.
  • Độ kiềm Carbonate: Vi sinh vật xử lý Amonia là hai chủng Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. là loài vi khuẩn tự dưỡng, chúng chỉ hoạt động hiệu quả khi có sự tồn tại của nguồn Carbon vô cơ như CO32-, HCO3… Do đó, độ kiềm Carbonate trong bể sinh học khí cần duy trì ở mức tối thiểu 150 mgCaCO3/l ở mọi thời điểm.
  • Nồng độ oxy hòa tan (DO): Nếu như quá trình Nitrat hóa đòi hỏi lượng oxy cung cấp dồi dào, tối thiểu 3 mg/l thì ở quá trình khử Nitrat, DO yêu cầu < 0.5 mg/l (tối ưu < 0.2 mg/l).
  • Tỷ lệ BOD5:N: Quá trình khử Nitrat bởi những chủng vi khuẩn dị dưỡng lại yêu cầu nguồn Carbon hữu cơ, yêu cầu tỷ lệ BOD5:N tối thiểu 4:1 để quá trình xử lý Nitrat diễn ra hiệu quả.

– Theo dõi chỉ tiêu vận hành và ghi nhật ký:

Đo lường thường xuyên các chỉ số DO, pH, độ kiềm Carbonate, phân tích hàm lượng N-Amonia, N-Nitrat, và COD đầu vào – đầu ra hệ thống xử lý nước thải để có phương án vận hành và kiểm soát Nitơ Amonia hiệu quả.

– Điều chỉnh tải lượng:

Đối với một số nguồn nước thải đầu vào thường xuyên có biến động lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, cần bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift hoặc điều chỉnh kịp thời để duy trì hiệu suất xử lý.

Để bàn giao hệ thống xử lý nước thải đúng tiến độ, không lo vượt Amonia và Nitơ, nhà thầu môi trường cần chú trọng vào tất cả các giai đoạn từ thiết kế, thi công đến vận hành khởi động. Đặc biệt, sử dụng các dòng men vi sinh chất lượng cao như Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là giải pháp tối ưu giúp hệ thống đạt hiệu suất cao và đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải nghiêm ngặt.

Với sự hỗ trợ từ công nghệ vi sinh tiên tiến, các nhà thầu môi trường không chỉ tăng hiệu quả xử lý mà còn khẳng định uy tín và năng lực cạnh tranh trong ngành. Hãy để Microbe-Lift trở thành đối tác đồng hành đáng tin cậy của bạn trong mọi dự án!

Liên hệ ngay cho BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để tìm hiểu chi tiết về hiệu quả của men vi sinh Microbe-Lift trong kiểm soát Nitơ Amonia trong hôm nay!

>>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế và vận hành bể hiếu khí cho nhà thầu thi công môi trường

Để lại một bình luận