Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm đạt hiệu quả cao!

Thực tế hiện nay cho thấy, giá tôm thương phẩm phụ thuộc rất lớn vào kích cỡ tôm. Vì vậy, bà con tìm cách thu tỉa khi nuôi tôm giúp tôm chưa đạt kích cỡ sẽ lớn nhanh hơn, giảm bớt khó khăn và rủi ro cho người nuôi tôm. Vậy nên thu tỉa tôm như thế nào để đạt hiệu quả cao? Bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm đạt hiệu quả cao!

Thu tỉa khi nuôi tôm là gì? Khi nào nên thu tỉa?

Thu tỉa là cách người nuôi tạo thêm không gian cho tôm phát triển bằng cách thu bớt một phần số lượng tôm. Thu tỉa giúp làm thưa mật độ để tôm có thêm không gian sống và đạt kích cỡ size lớn hơn. Ngoài ra, thu tỉa khi nuôi tôm còn làm giảm lượng khí độc trong ao, giảm bớt áp lực khó khăn cho người nuôi tôm.

Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm đạt hiệu quả cao!
Thu tỉa khi nuôi tôm giúp làm thưa mật độ để tôm có không gian lớn, phát triển đến kích cỡ size lớn hơn.

Trong nuôi tôm, có nhiều cách để thực hiện thu tỉa. Chẳng hạn như, bà con có thể dùng vó thả mồi nhử tôm rồi dùng vợt bắt những con tôm đạt kích cỡ mong muốn hoặc dùng lưới có mắc lưới phù hợp để thu.

Khi tôm trong ao nuôi được 2 tháng trọng lượng khoảng 50-55 con/kg thì bà con đã có thể chọn thời điểm tôm khỏe, ăn mạnh và môi trường ao nuôi ổn định để thực hiện thu tỉa. Thông thường, thu tỉa khi nuôi tôm sẽ gồm 2 đợt:

  • Đợt 1: Tôm được khoảng 60-65 ngày thì về size 65-70 con;
  • Đợt 2: Khoảng 20 ngày sau, khi tôm đạt size 40-50 con/kg.

Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm để đạt hiệu quả cao

– Thời điểm thu tỉa khi nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, thời điểm thu tỉa là một yếu tố quan trọng. Thu tỉa khi nuôi tôm cần được thực hiện khi tôm đang khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh dịch nào trong ao nuôi. Điều này để đảm bảo rằng tôm sẽ có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khi thu tỉa. Thu tỉa tôm khi tôm đang nhạy cảm hoặc trong quá trình lột xác sẽ ảnh hưởng đến tôm, cũng như gây ra những tổn thương và căng thẳng không cần thiết cho chúng.

Trước khi thu tỉa tôm, bà con cần quan sát màu sắc, đảm bảo kích thước của tôm và các yếu tố sau:

  • Tôm lột vỏ: < 5%
  • Tôm mềm vỏ: < 5%
  • Tôm có dị hình, dị tật < 5%

Không nên thu tỉa tôm vào quá trình lột xác, điều này gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng thu tỉa.

Chuẩn bị các dụng cụ thu hoạch như bạt, xô nhựa, rổ, nước sạch, đá sạch, lưới, thùng,… Thời gian thu tỉa nên được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc này nhiệt độ thấp tránh tôm bị sốc nhiệt. Nếu thu tỉa vào sáng sớm, cần chuẩn bị một lều nhỏ trên bờ để che chắn cho tôm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào tôm.

Bà con có thể chia ra làm 2 hay nhiều đợt thu tỉa trong một vụ nuôi. Việc thu tỉa khi nuôi tôm này giúp cho người nuôi thiếu vốn ở đợt 1 (40 ngày) bù vào phần thiếu hụt vốn ở giai đoạn nuôi tiếp theo.

– Ổn định môi trường nước ao nuôi

Môi trường nước trong ao phải cần được duy trì ổn định và không có biến động lớn trong thời gian thu tỉa tôm. Bất kỳ thay đổi nào về nhiệt độ, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan,… đều có thể gây stress cho tôm và gây ảnh hưởng đến quá trình thu tỉa. Việc đảm bảo rằng môi trường nước ổn định là một phần quan trọng của kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm.

– Chọn tôm để thu tỉa

Khi chọn tôm để thu tỉa, bà con nên lựa chọn những con tôm có vỏ cứng, không bị tổn thương hoặc nứt nẻ. Vỏ cứng giúp bảo vệ tôm khỏi những tổn thương trong quá trình thu tỉa. Các con tôm có vỏ mỏng (đặc biệt trong quá trình lột xác) hoặc những con tôm dễ bị tổn thương nên được để lại trong ao cho lần thu tỉa sau.

– Chăm sóc trước khi thu tỉa tôm

Trước khi tiến hành thu tỉa tôm, bà con nên ngừng cho tôm ăn (ít nhất 1 cử) để đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của tôm trống rỗng, không còn thức ăn trong dạ dày. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình thu tỉa khi nuôi tôm và giảm nguy cơ tổn thương tôm.

– Xác định tần suất và sản lượng thu tỉa tôm

Việc thu tỉa tôm được thực hiện khoảng 15-20 ngày/lần, bà con nên hạn chế việc kéo lưới quá thường xuyên, tránh gây căng thẳng không cần thiết cho tôm. Tần suất thu tỉa tùy thuộc vào tình hình ao nuôi, tuổi tôm và mục đích thu tỉa là gì.

Bên cạnh đó, sản lượng tôm cần thu tỉa có thể phụ thuộc vào sản lượng thị trường và mật độ nuôi trong ao nuôi. Mục tiêu của việc thu tỉa khi nuôi tôm có thể là thu hồi vốn, tái đầu tư, mở rộng hoạt động hoặc để giảm mật độ nuôi trong ao, tạo điều kiện sống tốt hơn cho tôm còn lại trong ao và đẩy tăng kích thước của chúng. Ngoài ra, việc thu tỉa còn giúp có thêm không gian sống cho tôm, hạn chế tình trạng khí độc trong ao.

– Chăm sóc sau khi thu tỉa tôm

Sau khi thu tỉa tôm, việc chăm sóc tôm là điều quan trọng để đảm bảo rằng chúng phục hồi một cách nhanh chóng và không gặp stress sau khi thu tỉa. Đầu tiên, nên thay 40-50% nước và bổ sung men vi sinh đường ruột để giúp cân bằng hệ tiêu hóa của tôm, ngoài ra còn giúp chúng tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

Thêm vào đó, bà con nên kết hợp sử dụng thêm men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift AQUA SAmen vi sinh xử lý nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C và cung cấp các khoáng chất cho tôm giúp tôm tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bổ sung bằng 2 cách: trộn vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp vào nước để tôm nhanh khỏe, chống bị sốc.

Kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm đạt hiệu quả cao!
Kết hợp sử dụng thêm men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift AQUA SA và men vi sinh xử lý nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C sau khi thu tỉa tôm.

Đồng thời, bà con nên tăng cường quạt nước để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao. Khi cho tôm ăn bữa đầu tiên sau khi thu tỉa, bà con nên cho tôm ăn lượng thức ăn khoảng 50% so với bữa ăn bình thường. Sau đó, tăng dần tỷ lệ thức ăn lên 75% và theo dõi chăm sóc tôm cẩn thận trong những ngày này để đảm bảo thành công sau khi thu tỉa tôm.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bà con hiểu thêm về kỹ thuật thu tỉa khi nuôi tôm để mang lại hiệu quả cao nhất. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Kiến thức nuôi tôm giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi bà con cần quan tâm