Cần quan tâm đến thời gian lưu nước ở bể Aerotank vì với mỗi loại nước thải, mỗi loại ô nhiễm, vi sinh vật cần có thời gian tiếp xúc với nước thải khác nhau. Vậy thời gian lưu nước bao lâu là hợp lý cho từng loại nước thải?
Vai trò của bể Aerotank trong xử lý nước thải
Bể Aerotank (hay bể sinh học hiếu khí) là công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí.
Bằng việc cung cấp đủ oxy, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các loại vi sinh vật hiếu khí hoạt động, hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính được khấy đảo liên tục. Từ đó hỗ trợ tăng cường sự tiếp xúc của vi sinh vật với chất hữu cơ, oxy hóa các chất hữu cơ, phát triển sinh khối, đồng thời thúc đẩy quá trình phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước thải.
Mục đích của việc lưu nước ở bể Aerotank
Để đảm bảo đủ điều kiện cần thiết cho các loại vi sinh vật hiếu khí hoạt động cần phải có thời gian tiếp xúc đủ lâu giữa nước thải và vi sinh vật. Thời gian đó được gọi là thời gian lưu nước ở bể Aerotank. Việc lưu nước ở bể Aerotank cho phép vi sinh vật tiếp xúc với các chất ô nhiễm có trong nước thải và thực hiện quá trình chuyển đổi sinh học các chất hữu cơ chất độc hại có chứa trong nước thải để xử lý chúng.
Có thể dự đoán thời gian lưu nước ở bể Aerotank dựa trên chất ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm của nước thải. Ví dụ như:
- Đối với dòng nước thải có hàm lượng COD càng cao, cần thời gian lưu nước ở bể Aerotank càng dài.
- Đối với các hợp chất dễ hòa tan, dễ phân hủy, thời gian lưu nước cũng có thể giảm xuống.
- Đối với các hợp chất hữu cơ phức tạp, khi thời gian lưu nước ở bể không đủ dài không thể xử lý hoặc xử lý không hoàn toàn tồn đọng lại ở dạng trung gian (dạng tồn tại trung gian này đôi khi còn độc hại hơn dạng tồn tại ban đầu).
Thời gian lưu nước ở bể Aerotank bao lâu là hợp lý?
Tùy theo tính chất và nồng độ COD, BOD đầu vào của từng loại nước thải để xác định thời gian lưu nước hợp lý ở bể Aerotank. Một vài thời gian lưu phổ biến tại bể Aerotank với các loại nước thải thường gặp được liệt kê dưới đây:
- Nước thải sản xuất thực phẩm nông sản: 15 – 20 tiếng
- Nước thải chế biến thủy sản: 12 – 15 tiếng
- Nước thải chế biến tinh bột mì: > 24 tiếng
- Nước thải sinh hoạt tại các chung cư tòa nhà cao tầng: 10 – 12 tiếng
- Nước thải chế biến mủ cao su: > 15 tiếng
- Nước thải nhà máy chế biến mía đường: > 18 tiếng
- Nước thải xi mạ: > 12 tiếng.
Đối với các loại nước thải khác, bạn cũng có thể tính toán thời gian lưu nước ở bể Aerotank dựa trên công thức sau:
HRT = V / Q
Trong đó:
- HTR: Thời gian lưu lượng nước (24 giờ)
- Q: Lưu lượng nước xả thải trong ngày (m3/24 giờ)
- V: Thể tích bể Aerotank (m3)
Bạn có đang đảm bảo thời gian lưu nước hợp lý ở bể Aerotank trong hệ thống xử lý nước thải của mình? Liên hệ ngay cho BIOGENCY để được đánh giá chi tiết về tình trạng nước thải và đưa ra phương án xử lý tốt ưu nhất nhằm đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn nhanh nhất. HOTLINE liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: 5 yếu tố cần kiểm soát trong quá trình vận hành Bể sinh học hiếu khí Aerotank