Mùi hôi nước thải cao su: Vấn đề và giải pháp xử lý

Ngành sản xuất và chế biến cao su đã và đang mang lại giá trị vô cùng to lớn trong đời sống vì được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như sản xuất gối nệm, sản xuất lốp xe, cao su ngành xây dựng, ngành thủy lợi, cao su ngành công nghiệp…Tuy nhiên những tác hại mà ngành chế biến cao su mang lại không hề nhỏ đối với môi trường và cuộc sống của con người. Đặt biệt là vấn đề mùi hôi nước thải cao su. Vậy nguyên nhân phát sinh và giải pháp xử lý mùi hôi nước thải cao su như thế nào?

Mùi hôi nước thải cao su: Vấn đề và giải pháp xử lý

Vấn đề mùi hôi nước thải cao su do đâu?

Hiện nay quá trình chế biến và sản xuất mủ cao su thường sử dụng khá nhiều hóa chất đặc biệt là chất Axit Fomic (HCOOH hoặc CH2O2) cho công đoạn đánh đông mủ nên nước thải chế biến cao su thường có tính axit.

Quá trình chế biến mủ cao su thường phát sinh nước thải có tính axit.
Quá trình chế biến mủ cao su thường phát sinh nước thải có tính axit.

Các hợp chất hữu cơ như Cacbonhydrat, Protein trong môi trường axit sẽ bị phân hủy sinh học tạo thành nhiều chất khí khác nhau như Mercaptan, khí CH4, H2S,…có mùi đặc trưng là hôi thối. Vì vậy vấn đề xử lý mùi hôi nước thải cao su là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Mùi hôi nước thải cao su ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hoạt động của xưởng?

Trong công đoạn xử lý mủ cao su, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy kỵ khí và tạo thành Hydro Sulfua (H2S) và các hợp chất hữu cơ Mercaptan ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

  • Mercaptan: Là hợp chất hữu cơ có độc tính khá cao. Vì vậy, khi công nhân viên tiếp xúc với hợp chất này trường hợp nhẹ thì có thể gây phản ứng với da, niêm mạc (mắt, mũi,…) còn trường hợp nặng hơn có thể gây phù phổi, tổn thương đến gan nếu nặng nhất có thể gây tử vong.
  • Hydro Sulfua (H2S): Là một hợp chất có mùi trứng thối là một dạng khí độc. Nếu như công nhân viên làm việc trong xưởng hít phải ở nồng độ cao có thể gây ra thở gấp hoặc ngừng thở hoặc các bệnh về phổi, khi khí này vào trong cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng nhiều đường hô hấp.
  • Hậu quả đối với môi trường: Mùi hôi phát sinh trong quá trình sản xuất tại các khu vực nhà xưởng sản xuất nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của ra các khu dân cư và các khu khác xung quanh vì quá trình lan tỏa mùi hôi.

Giải pháp xử lý mùi hôi nước thải cao su

Để xử lý mùi hôi tại các khu vực xưởng sản xuất của các nhà máy chế cao su thì luôn có các giải pháp hiệu quả, bao gồm:

– Sử dụng phương pháp hấp thụ:

Xử lý mùi hôi nước thải cao su bằng phương pháp hấp thụ là sử dụng cách hấp thụ các khí bằng các chất lỏng, rắn là quá trình chuyển các khí chất độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng nhờ quá trình hòa tan làm chúng tiếp xúc với nhau. Các chất hóa học được sử dụng trong phương pháp này là các dung dịch bazơ: CaCO3, KOH, K2CO3, NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3,…

Sơ đồ quá trình xử lý mùi hôi nước thải cao su bằng phương pháp hấp thụ.
Sơ đồ quá trình xử lý mùi hôi nước thải cao su bằng phương pháp hấp thụ.

– Sử dụng phương pháp hấp phụ:

Khác với phương pháp hấp thụ, phương pháp hấp phụ xử lý mùi hôi nước thải cao su dựa trên sự phân ly khí bởi áp lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí. Khi đó các phân tử khí bị ô nhiễm trong khí thải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn.

Sơ đồ quá trình xử lý mùi hôi nước thải cao su bằng phương pháp hấp phụ.
Sơ đồ quá trình xử lý mùi hôi nước thải cao su bằng phương pháp hấp phụ.

– Sử dụng vi sinh xử lý mùi hôi Microbe- Lift OC:

Vi sinh Microbe-Lift OC có các thành phần chính như Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis…với khả năng kiểm soát và phân hủy các phân tử khí gây mùi phát sinh trong quá trình sản xuất như: NH3, Mercaptan, H2S… từ đó xử lý mùi hôi nước thải cao su được xử lý hiệu quả.

Men vi sinh Microbe-Lift OC xử lý mùi hôi tại trạm xử lý nước thải cao su.
Men vi sinh Microbe-Lift OC xử lý mùi hôi tại trạm xử lý nước thải cao su.

Cơ chế hoạt động của men vi sinh Microbe-Lift OC: Các chủng vi khuẩn có trong vi sinh Microbe-Lift OC có thể kiểm soát và phân hủy hầu hết các khí gây mùi bởi chúng đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử (giống khối xốp). Các tấm màng này có nhiệm vụ cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học, góp phần ngăn cản mùi hôi thoát ra.

Quy trình sử dụng vi sinh khử mùi Microbe-Lift OC:

+ Dụng cụ chuẩn bị:

  • Bồn pha dung dịch khử mùi: 500 lít.
  • Lắp đặt hệ thống phun tự động phù hợp với từng khu vực cần xử lý mùi hoặc bình phun xịt thủ công.
  • Nước sạch không chứa chất khử trùng.
  • Vi sinh Microbe-Lift OC.

+ Liều lượng sử dụng vi sinh:

  • Tỉ lệ pha: 1:500 (1 lít men vi sinh pha với 500 lít nước).
  • Định mức dung dịch sử dụng: 0.5 lít dung dịch đã pha cho 01 m2 diện tích bề mặt.
  • Số lần phun xịt: 3 – 4 lần/ ngày hoặc tùy thuộc vào mùi hôi phát sinh.

Lưu ý :Dung dịch sau khi pha trộn sử dụng trong vòng 48h giờ.

+ Quy trình phun xịt vi sinh khử mùi:

Quy trình phun xịt khử mùi hôi xưởng sản xuất cao su với men vi sinh Microbe-Lift OC.
Quy trình phun xịt khử mùi hôi xưởng sản xuất cao su với men vi sinh Microbe-Lift OC.

+ Hiệu suất mong đợi:

  • Mùi hôi sẽ giảm từ 15- 30 phút sau khi phun xịt từ 80 – 90%.
  • Mùi hôi sẽ được kiểm soát trong vòng 5 – 6 giờ.

Sử dụng vi sinh Microbe-Lift trong xử lý nước thải là phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí cho các nhà máy. Hy vọng các thông tin sẽ giúp người đọc hiểu thêm về nguyên nhân, và cách xử lý mùi hôi nước thải cao su một cách hiệu quả, nhanh chóng. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ