Net Zero Carbon là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong các hội thảo và báo cáo nghiên cứu thuộc lĩnh vực môi trường. Cùng với đó, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đã và đang thực hiện tích cực để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững bằng cách đặt ra mục tiêu về Net Zero Carbon.
Net Zero Carbon và Net Zero Carbon trong chăn nuôi
– Net Zero Carbon là gì?
Net Zero Carbon là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến những tác động từ khí thải nhà kính. Hiểu một cách đơn giản hơn, Net Zero Carbon có ý nghĩa là không tăng tổng lượng khí nhà kính được thải vào khí quyển.
Net Zero thường được dùng khi đề cập đến lượng phát thải khí Carbon Dioxide có giá trị bằng không. Để đạt được trạng thái này, cần phải cân bằng lượng Carbon cụ thể được giải phóng cùng với một lượng bù phát thải Carbon tương đương. Điều này có thể liên quan đến mua tín chỉ Carbon để giảm sự chênh lệch.
Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, tại hội nghị liên quan đến Net Zero Carbon, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết về mục tiêu Net Zero Carbon cho Việt Nam đến năm 2050.
– Net Zero Carbon trong chăn nuôi
Hiện nay, chăn nuôi nói chung hay chăn nuôi công nghiệp nói riêng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng như phát thải lượng khí nhà kính lớn.
Trong chăn nuôi, phát thải khí nhà kính xuất phát chủ yếu từ 2 nguồn chính, bao gồm Khí CH4, N2O từ phân động vật và Khí Metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại. Dựa trên kết quả kiểm kê cho thấy, phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi bò và chăn nuôi heo luôn chiếm phần lớn trong tổng phát thải khí nhà kính của ngành. Trong đó:
- Bò sữa là động vật phát thải khí Metan từ dạ cỏ nhiều nhất, với khoảng 78kg khí CH4/con/năm; Trâu phát thải 76kg khí CH4/con/năm; Bò thịt là 54kg khí CH4/con/năm.
- Chăn nuôi heo phát thải hơn 4,8kg khí CO2/kg thịt. Nếu tính dựa trên trung bình khối lượng tiêu chuẩn xuất chuồng của heo là 90kg thì một con heo phát thải khoảng 438kg khí CO2.
Phát thải khí Metan thường xảy ra phổ biến đối với mô hình chăn nuôi tập trung và cần sử dụng nhiều nước để vệ sinh chuồng trại. Phát thải khí từ phân động vật thường gặp trong điều kiện yếm khí tại những hầm Biogas (hầm khí sinh học) hoặc tại khu vực chứa lượng lớn phân động vật nhưng thông khí kém. Xem thêm: Hầm Biogas trong chăn nuôi, vai trò và cách tăng khí sinh ra>>>
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang phát thải lượng khí nhà kính lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Do đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành đã triển khai nhiều mô hình, giải pháp nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững.
“Net Zero Carbon” – Mục tiêu giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi tại Việt Nam phát triển mạnh về cả quy mô lẫn số lượng. Thế nhưng, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch và đặc biệt là khu vực đông cư đông đúc đã dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ngành nông nghiệp nói chung hiện đang góp khoảng 30% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn quốc. Trong đó, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, chiếm tỷ lệ phát thải khí nhà kính lớn.
Để xử lý hiệu quả lượng khí phát thải trong chăn nuôi, đã có nhiều phương án, giải pháp được đề ra như: cải thiện chế độ dinh dưỡng cho động vật nuôi; ứng dụng khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi; thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ,…
Cùng với đó, trong Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn năm 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045, phát triển công nghiệp chuồng trại cũng như xử lý chất thải chăn nuôi thuộc 1 trong 5 đề án được ưu tiên.
Ngành chăn nuôi cần phát triển theo hướng tuần hoàn, tái sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi, từ đó khắc phục ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi thành năng lượng xanh. Nhờ đó, nền nông nghiệp phát thải thấp được hình thành và đạt được mục tiêu về Net Zero Carbon (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, kiểm kê phát thải Carbon trong ngành chăn nuôi cần được thực hiện. Đồng thời, các sản phẩm chăn nuôi từ ngành chăn nuôi tại Việt Nam phải phát thải thấp, đạt tiêu chuẩn về xuất khẩu vào những thị trường yêu cầu giảm phát thải Carbon.
Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi góp phần lớn giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu về Net Zero Carbon vào năm 2050. Cùng với các giải pháp, phương án đề xuất cho “chăn nuôi xanh”, các vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành chăn nuôi cũng được giải quyết, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Để đảm bảo thân thiện cho sức khỏe vật nuôi, con người và môi trường sống xung quanh, phương pháp xử lý ô nhiễm ngành chăn nuôi bằng biện pháp sinh học đưa ứng dụng rộng rãi. Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi phù hợp!
>>> Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện: Mùi, Phân, Nước thải