Tổng hợp các nhóm nước thải có thể áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY

Giải pháp xử lý nước thải của BIOGENCY được phát triển để phù hợp với đa dạng loại hình nước thải và vẫn đảm bảo tính thân thiện, gần gũi với môi trường cũng như sức khỏe con người. Bài viết này sẽ tổng hợp các nhóm nước thải có thể áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY.

Tổng hợp các nhóm nước thải có thể áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY

Nước thải chế biến thủy sản

Chế biến thủy sản là nhóm ngành sản xuất nhiều mặt hàng được chế biến sản xuất khác nhau như tôm, cua, cá,… Nguồn phát sinh chủ yếu của nước thải chế biến thủy sản là từ quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm chính của nước thải chế biến thủy sản là lượng lớn chất hữu cơ lớn gồm mỡ, thịt vụn, máu,… từ quá trình sơ chế và chế biến.

Nước thải chế biến thủy sản thường có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao, chủ yếu BOD, COD, Nitơ tổng, Photpho, Amonia và dầu mỡ. Với giải pháp xử lý nước thải của BIOGENCY, hệ thống xử lý nước thải sẽ được ổn định, tăng hiệu suất và giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn. Đồng thời, giải pháp còn giúp giảm sốc tải cho các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản bị nhiễm mặn cao từ 3 – 10‰ (phần nghìn).

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn

Tổng hợp các nhóm nước thải có thể áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY
Nước thải chế biến thủy sản.

Nước thải chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng và là nhu cầu cấp thiết đối với đời sống con người, xã hội. Đồng thời, quy trình sản xuất hiện nay ngày càng đòi hỏi về chất lượng và sự đổi mới các dòng sản phẩm sẽ tạo ra dòng nước thải chế biến thực phẩm có đặc tính ô nhiễm mới hơn so với trước đây.

Cụ thể như nước thải chế biến thực phẩm sẽ có tải lượng, COD đầu vào dễ tăng cao, xuất hiện các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ,… Mặt khác, loại hình nước thải này có tính chất ô nhiễm cao, do đó mà các HTXLNT ngành chế biến thực phẩm cần sử dụng giải pháp, công nghệ phù hợp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.

>>> Xem thêm: Giải pháp: Tăng hiệu suất bể kỵ khí hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Nước thải sản xuất nước giải khát

Đối với nước thải sản xuất nước giải khát, các chỉ tiêu về hàm lượng ô nhiễm hữu cơ thường cao, chủ yếu BOD, COD, Nitơ tổng, Amonia,… Tuy nhiên mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất nước giải khát nhìn chung có mức độ nhẹ hơn so với nước thải chế biến thủy sản.

Trong nước thải sản xuất nước giải khát, các chỉ tiêu thường gặp phải khó khăn trong quá trình xử lý nhất là Nitơ tổng và Amonia.

Nước thải tinh bột mì

Nước thải tinh bột mì phát sinh thông qua các giai đoạn trong quá trình chế biến tinh bột mì. Cụ thể, có nhiều giai đoạn làm phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất, có thể kể đến như: Quá trình rửa củ, quá trình chế biến, quá trình vệ sinh nhà xưởng…

Nhìn chung, nước thải tinh bột mì có tính chất tương đối phức tạp, như: Độ pH thấp; Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao (1150 – 2000mg/L); Có tính axit và khả năng phân hủy sinh học; Hàm lượng N, P ở mức cao,…

>>> Xem thêm: GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI TINH BỘT SẮN ĐẾN TỪ BIOGENCY

Nước thải rỉ rác

Nước thải rỉ rác được hình thành chủ yếu từ các nhà máy đốt rác, bãi chôn lấp, nhà máy sản xuất phân compost và cũng như các trạm trung chuyển với cường độ và độc tính cao. Bên cạnh đó, hàm lượng ô nhiễm của nước thải rỉ rác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nguồn gốc, thành phần rác thải, điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi chôn lấp, cũng như thời gian tồn tại của rác thải…

Nước thải rỉ rác chứa nhiều thành phần độc hại và phức tạp, các chất ô nhiễm chủ yếu như COD, Amoni, Nitơ, kim loại nặng, vi trùng, vi khuẩn,… Những chất thải trên nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước khu vực xung quanh và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực đó.

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải rỉ rác

Nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám

Nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh, nhà ăn, nơi rửa dụng cụ, khu phẫu thuật, xét nghiệm, giặt giũ quần áo bệnh nhân,… Loại hình nước thải này nếu không được hiệu quả trước khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, tác động lớn đến sức khỏe con người, môi trường và có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh cho xã hội.

Thành phần cơ bản trong nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám bao gồm: Các chất dinh dưỡng như Nitơ, Amoni, Phospho; Tổng chất rắn lơ lửng TSS, hàm lượng chất hữu cơ COD, BOD; Các vi sinh vật gây bệnh khác,…

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám

Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là loại hình nước thải phát sinh từ các công ty sản xuất dầu khí, khai thác mỏ và hóa chất, cũng như chất thải từ những ngành nghề như chế biến thực phẩm, đồ uống, hay sản xuất quần áo, may mặc,…

Tổng hợp các nhóm nước thải có thể áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY
Nước thải công nghiệp phát sinh từ nhiều ngành sản xuất khác nhau.

Thành phần ô nhiễm chính tồn tại trong nước thải công nghiệp là những chất vô cơ, chất hữu cơ dạng hòa tan hay chất hữu cơ vi lượng gây mùi, cũng như các loại chất hữu cơ khó bị phân hủy,… Mặt khác, nước thải công nghiệp từ một số công ty sản xuất còn có thể chứa chất lơ lửng, kim loại nặng, dinh dưỡng N, P và dầu, mỡ,…

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp điển hình

Nước thải tập trung Khu công nghiệp

Nước thải tập trung khu công nghiệp là một tập hợp bao gồm nhiều loại nước thải khác nhau đến từ các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt. Loại hình nước thải này phát sinh từ đa dạng ngành nghề như dệt nhuộm, may mặc, chế biến thực phẩm,… do đó tính chất nước thải rất phức tạp và khó xử lý.

Tùy theo mỗi ngành nghề sản xuất, mà nước thải sẽ có thành phần và đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, chúng đều được đánh giá là loại hình nước thải độc hại và khó phân hủy.

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải Khu công nghiệp (KCN)

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là loại hình nước thải phát sinh từ các hoạt động của con người. Loại hình nước thải này có thể xuất phát từ các tòa nhà, chung cư, cao ốc, văn phòng,…

Thông thường, nước thải sinh hoạt có mùi đất nhưng không đặc và có màu xám đục. Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa các chất rắn lơ lửng từ kích thước lớn, nhỏ cho đến rất nhỏ. Về bản chất, nước thải sinh hoạt rất phức tạp, chính vì vậy không thể phân tích đầy đủ nồng độ của các chất ô nhiễm.

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi là loại hình nước thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi. Những nguồn chính của nước thải chăn nuôi có thể kể đến như: nước tắm, rửa và vệ sinh chuồng trại, hay phân, nước tiểu của động vật,…

Thông thường, nước thải chăn nuôi có 2 đặc trưng chính, đó là: Hàm lượng BOD, COD, Nitơ tổng, Phốt pho cao và chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ấu trùng hay giun sán gây bệnh.

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải trong chăn nuôi

Nước thải cao su

Những năm gần đây, ngành chế biến cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước và tạo ra cơ hội việc làm cho hàng ngàn công nhân. Thế nhưng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, lượng nước thải từ ngành chế biến cao su cũng tăng cao với ước tính mỗi năm lên đến 25 triệu m3.

Nước thải cao su có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy như Acetic, Protein, đường, chất béo,… rất cao. Hàm lượng COD trong nước thải cao su ở mức khá cao, lên đến 2500 – 35000 mg/l, BOD từ 1500 – 12000 mg/l, Amoni từ 200 – 300 mg/l, Tổng Nitơ từ 300 – 400 mg/l,…

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải cao su

Nước thải sản xuất giấy và bột giấy

Phần lớn các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất giấy và bột giấy có nguồn gốc từ công đoạn nghiền và tẩy trắng. Quá trình nghiền bột tạo ra hàm lượng hữu cơ cao, cùng với sự tồn tại của Clo sẽ dẫn đến việc hình thành các hợp chất hữu cơ có độc tính cao.

Đặc điểm của nước thải sản xuất giấy và bột giấy là thường chứa hàm lượng BOD, COD, TSS và cũng như các chất ô nhiễm khác cao. Tuy nhiên, hàm lượng và tính chất của nước thải sản xuất giấy và bột giấy sẽ có sự khác biệt tùy theo mỗi quy trình, công nghệ và nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất.

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy

Nước thải dệt nhuộm

Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường cao do chứa nhiều loại thuốc nhuộm khó phân hủy. Ngoài ra, nước thải từ hoạt động dệt nhuộm chứa các phân tử hữu cơ khó phân hủy như sợi, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa và dung môi,…

Nước thải dệt nhuộm có đặc tính phức tạp, là hỗn hợp từ muối, axit, kim loại nặng, chất màu và thuốc nhuộm,… Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm là chứa chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng, có độ pH, nhiệt độ, BOD và COD cao,… Mặt khác, tại một số nhà máy, nước thải dệt nhuộm còn chứa các kim loại nặng, điển hình như Cr, Zn, Cu và Al.

>>> Xem thêm: Giải pháp: Xử lý nước thải dệt nhuộm

Để được tư vấn chi tiết phương án xử lý với từng loại nước thải khác nhau, hãy liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý Nitơ Amonia dành cho nhà thầu thi công hệ thống xử lý nước thải