Nước cấp tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng xấu, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi tôm và đe dọa trực tiếp đến môi trường. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để giảm thiểu tình trạng nguồn nước ô nhiễm? Cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tôm công nghiệp chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước cấp
Trong những năm trở lại đây, tình trạng tôm chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước cấp ngày một nhiều, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trường hợp tại xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh, Quảng Trị, 2 thôn Huỳnh Xá Hạ và Phan Hiền, tôm sống, phát triển được chỉ 15 ngày đến 1 tháng, sau đó chết hàng loạt.

Ông Trần Văn Lưu (70 tuổi, trú thôn Phan Hiền) chia sẻ, ông là người đầu tiên nuôi tôm công nghiệp ở Vĩnh Sơn, bắt đầu từ năm 2000. Qua hầu hết các vụ nuôi đều có thiên tai và dịch bệnh nhưng chưa có khi nào mất trắng như năm nay. Tôm sau khi thả chỉ một thời gian ngắn, bị nổ vỏ và chết bất thường, không tìm ra nguyên nhân.
Khi dùng Izurin để khử khuẩn, phát hiện tạp chất có trong nước kết tủa và lắng xuống, tôm ở những chỗ đó tản ra nơi khác và phần lớn tấp vào bờ hồ. Sau đó khoảng 2 đến 3 ngày, số tôm còn sống sót cũng chết trắng. “Rõ ràng nguồn nước sông Sa Lung được chúng tôi dẫn vào ao, hồ nuôi ô nhiễm nghiêm trọng, không thể xử lý bằng hóa chất thông thường”, ông Lưu nhận định.
Cùng tình trạng, anh Võ T.Th, Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đang xử lý hóa chất cho đầm tôm vụ 2 vừa thả được hơn 10 ngày chia sẻ: “Gia đình làm 4 ha tôm, hiện vừa thu hoạch xong tôm vụ 1 được 2 ha, năng suất chỉ đạt 3 – 3,5 tấn/ha, tính ra vừa hòa vốn. Nguyên nhân là do nguồn nước cấp đầu vào ở sông Hoàng Mai nhiễm bẩn gây ra nhiều các loại dịch bệnh.”
Tại sao nước cấp tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng xấu?
Số lượng hộ dân nuôi tôm ngày một nhiều, đặc biệt là các mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng mở rộng. Do đó, chất lượng nguồn nước đầu vào cũng bị ảnh hưởng, thể hiện rõ rệt qua từng vụ, sản lượng kém dần, dịch bệnh thường xuyên.
Tình hình chất lượng nước cấp đầu vào càng xấu hơn do quá trình nuôi tôm các hộ dân xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, mặc dù một số công nghệ xử lý nước đã được phổ cập, tuy nhiên chi phí đầu tư khá cao, thời gian tìm hiểu dài, không ít trường hợp bà con xả lén ra bên ngoài, lâu ngày tích tụ làm giảm chất lượng nước.
Xem thêm: 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm bà con cần biết.

Giải pháp nuôi tôm công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Nuôi nước trước nuôi tôm là câu châm ngôn để khẳng định vai trò của nguồn nước trong nuôi trồng tôm. Việc kiểm soát tốt chất lượng nước chính là giúp kiểm soát được 70% rủi ro trong nuôi tôm công nghiệp.
Để “nuôi” được nước, người nuôi trước hết cần am hiểu về chất lượng nước ban đầu và diễn biến của nó trong suốt vụ nuôi. Dưới đây là 3 phương pháp giúp bà con kiểm soát chất lượng nước trong suốt vụ nuôi, từ đó đảm bảo môi trường cho tôm phát triển cũng như giảm thiểu tác động gây ô nhiễm.
– Xử lý nước đầu vào (dùng ao lắng):
Để đảm bảo chất lượng nước, bước đầu bà con cần sử dụng ao lắng để xử lý. Ao lắng sẽ giúp nước cấp đầu vào loại bỏ các chất rắn lơ lửng, hóa chất tồn dư, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, mầm bệnh,… Khâu xử lý ao lắng bao gồm diệt tạp và diệt khuẩn, bổ sung vi sinh và gây màu. Thời gian lắng sẽ từ 3-5 ngày, tuy nhiên thời gian lắng càng lâu hiệu quả sẽ càng cao.

– Sử dụng men vi sinh để xử lý nước ao nuôi, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước đến cuối vụ:
Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, bà con sử dụng men vi sinh để xử lý nước ao, giúp loại bỏ thức ăn thừa, chất thải tôm, xác tôm, từ đó hạn chế các mầm bệnh gây hại cho tôm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chứa 13 chủng vi sinh chuyên biệt giúp làm sạch ao tôm vượt trội gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Microbe-Lift AQUA C còn giúp bà con an tâm thả tôm mật độ cao hơn, tăng sản lượng thu hoạch từ 30-50%.
Đồng thời bà con có thể kết hợp men vi sinh Microbe-Lift QUA SA để xử lý bùn đáy ao, đảm bảo nguồn nước, giảm chi phí nạo vét vụ sau.

– Sử dụng các giải pháp nuôi tôm công nghiệp theo mô hình tuần hoàn nước:
Mô hình tuần hoàn nước là luân chuyển nước thải từ ao nuôi đang ô nhiễm hữu cơ thông qua các bể lọc xử lý đạt tiêu chuẩn trở lại. Sau đó sẽ sử dụng chính nước đó làm nước cấp mà không thải chất thải hay nước thải ra môi trường, đảm bảo nuôi đạt chất lượng cao và không làm ô nhiễm môi trường. Đây được xem là mô hình triển vọng, được khuyến khích áp dụng hiện nay, nhất là với các ao nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn.
Khi ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển thì nước cấp tại các vùng nuôi tôm công nghiệp xấu đi là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bà con am hiểu và biết cách xử lý nguồn nước, áp dụng khoa học công nghệ thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chất lượng nước, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào bà con vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ!
>>> Xem thêm: Mô hình tuần hoàn nước trong ao tôm. Lợi ích và kỹ thuật ứng dụng.