Nước thải chế biến tôm: Đặc trưng và phương pháp xử lý

Chế biến tôm là một trong những ngành công nghiệp sản xuất đang trên đà phát triển mạnh và mang lại nhiều giá trị kinh tế cho Việt Nam. Thế nhưng song song đó, nó cũng phát sinh nhiều nước thải gây ô nhiễm. Đặc trưng của nước thải chế biến tôm là gì? Và phương pháp xử lý nước thải chế biến tôm nào đang được áp dụng hiện nay?

Nước thải chế biến tôm: Đặc trưng và phương pháp xử lý

Đặc trưng ô nhiễm của nước thải chế biến tôm

Tôm đang là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực và mang lại hiệu quả kinh tế lớn ở nước ta hiện nay. Ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến tôm ngày càng mở rộng với nhiều doanh nghiệp, công ty tham gia sản xuất, xuất khẩu. Bên cạnh chất lượng tôm đầu vào đảm bảo, để nâng tầm giá trị của các sản phẩm từ con tôm, công đoạn sơ chế, chế biến tôm cũng đang tiến đến áp dụng những công nghệ mới nhất.

Với tiềm năng sản xuất ngày càng được đẩy mạnh, công suất của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Đây là một điểm đáng mừng trong bối cảnh kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn nhiều thách thức như trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao năng suất sản xuất sẽ đi kèm với việc phải thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm. Đây là vấn đề được các nhà quản lý, nhà chức trách và xã hội quan tâm lớn vì nếu không xử lý đạt chuẩn, điều tồi tệ sẽ đến với môi trường xung quanh.

Phân xưởng chế biến tôm.
Phân xưởng chế biến tôm.

Nước thải chế biến tôm chủ yếu từ 3 nguồn:

  • Khâu sơ chế, ở giai đoạn này tôm sẽ được rã đông hoặc rửa sạch đất cát.
  • Khâu chế biến thành phẩm.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy.
STT Thông số Đơn vị Thông số cơ bản của nước thải chế biến tôm QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản
A B
1 pH 6.5 – 8.5 6 – 9 5,5 – 9
2 COD Mg/l 2000 – 3000 75 150
3 BOD5 Mg/l 1200 – 1700 30 50
4 TSS Mg/l 100 – 200 50 100
5 Tổng Nitơ Mg/l 150 – 250 30 60
6 Tổng Phospho Mg/l 50 – 80 10 20
7 Tổng Coliform MPN/100ml 10×104 – 10×105 3.000 5.000

Từ các giá trị quy định, ta dễ nhận thấy nồng độ ô nhiễm trước xử lý của nước thải chế biến tôm vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần, đặc biệt là BOD5, COD, tổng Nitơ và tổng Coliform. Điều này buộc chúng ta phải có hệ thống xử lý nước thải và phải xử lý hiệu quả.

>>> Xem thêm: Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày

Phương pháp xử lý nước thải chế biến tôm

Hiện nay, với việc công nghệ xử lý ngày càng được cải tiến, nhiều công nghệ đã và đang được đưa vào để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sản xuất và chế biến tôm. Một số phương pháp cơ bản được sử dụng để xử lý nước thải chế biến tôm như:

– Phương pháp cơ học:

Đây là phương pháp xử lý cơ bản, thông dụng. Ở phương pháp này ta bắt gặp các bước xử lý như lược rác, tách dầu mỡ,…

Ưu điểm của xử lý cơ học là dễ dàng xây dựng, vận hành, có thể loại bỏ các thành phần ô nhiễm có kích thước lớn như rác, dầu mỡ,… Tuy vậy, vì chủ yếu sử dụng cơ học nên thành phần ô nhiễm chính trong nước thải không được xử lý ở phương pháp này.

– Phương pháp hóa học:

Mô hình xử lý điển hình của phương pháp xử lý bằng hóa học đó là cụm xử lý hóa – lý, bể keo tụ, tạo bông, bể DAF,… Như tên gọi, phương pháp hóa học sử dụng hóa chất để loại bỏ các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải như COD, BOD, TSS, Phospho,…

Ưu điểm của xử lý nước thải bằng hóa học là loại bỏ được các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm nêu trên với hiệu suất khá lớn, tuy vậy đòi hỏi phải tiêu tốn một lượng hóa chất, trang thiết bị, đồng thời phải đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm cũng như sự tập trung khi sử dụng hóa chất.

– Phương pháp sinh học:

Phương pháp này hiện được hầu hết các hệ thống xử lý nước thải chế biến tôm áp dụng.

Ưu điểm là xử lý được hầu hết các hợp chất gây ô nhiễm như COD, BOD, TSS, Amonia, Tổng Nitơ,… Bên cạnh đó, như tên gọi của nó – phương pháp sinh học dùng các hệ vi sinh vật ở các môi trường như kỵ khí, hiếu khí hay thiếu khí để xử lý ô nhiễm. Vậy nên xử lý nước thải chế biến tôm bằng sinh học rất an toàn đối với con người và môi trường xung quanh.

Nhược điểm của phương pháp sinh học là người vận hành phải kiểm soát nhiều chỉ số trong các bể xử lý như DO, pH, dòng tuần hoàn,… để tạo điều kiện tối ưu nhất, đảm bảo bảo hiệu suất xử lý.

Để đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải chế biến tôm của phương pháp sinh học, các kỹ sư vận hành ngoài việc phải đảm bảo các thông số cơ bản nêu trên thì việc áp dụng các phương thức bổ sung để duy trì hiệu suất và hạn chế tối đa các sự cố về vi sinh xảy ra là điều được các kỹ sư quan tâm và sử dụng hiện nay.

Với công nghệ đến từ Mỹ của hãng Ecological Laboratories Inc., dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift hiện nay đang là thương hiệu dẫn đầu trong cung cấp giải pháp bổ sung vi sinh vào hệ sinh học giúp tăng cường hiệu suất xử lý, duy trì và ổn định hệ vi sinh vật. Bộ sản phẩm chủ lực và hiệu quả nhất hiện nay đó là Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

Bộ đôi sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.
Bộ đôi sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

Với các chủng vi sinh vật được chọn lọc, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt và được hoạt hóa sẵn, men vi sinh Microbe-Lift giúp:

  • Men vi sinh Microbe-Lift N1 bổ sung hai chủng vi sinh là NitrosomonasNitrobacter giúp quá trình xử lý Amonia và Nitơ tổng lên đến 99%, giúp hệ thống ổn định và tăng cường hiệu suất xử lý Nitơ.
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp quá trình khử Nitrat ổn định, bên cạnh đó, duy trì ổn định hiệu suất xử lý COD của hệ thống.

Với xu hướng xử lý nước thải ngày càng tăng do lượng sản xuất tăng, việc bổ sung vi sinh để tăng hiệu suất xử lý của hệ thống là một giải pháp mang lại hiệu quả hàng đầu hiện nay và dễ dàng thực hiện. Bên cạnh cung cấp các chủng vi sinh chất lượng, Biogency với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm sẽ hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu khi sử dụng giải pháp của Biogency. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Cách xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh hiệu quả