Nước thải sơn có nồng độ COD cao, khó xử lý. Đâu là giải pháp?

Nước thải sơn được biết đến là loại nước thải có nồng độ COD cao và khó xử lý. Bên cạnh đó, nếu không có xử lý nước thải sơn đạt hiệu quả và đúng cách sẽ tác động xấu đến môi trường, cũng như sức khỏe con người. Vậy đâu là giải pháp để xử lý nước thải sơn có nồng độ COD cao hiệu quả? Hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây!

Nước thải sơn có nồng độ COD cao, khó xử lý. Đâu là giải pháp?

Vì sao nước thải sơn khó xử lý?

– Nước thải sơn phát sinh từ nhiều nguồn trong quá trình sản xuất sơn

Nước thải sơn phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn chính, đó là từ việc vệ sinh thiết bị và nước làm mát thiết bị. Cụ thể:

  • Nước thải sơn sinh ra từ quá trình vệ sinh các thiết bị sản xuất, các thùng chứa sơn,… Tùy vào nguyên liệu và loại sơn mà người ta lựa chọn nước hay dung môi để vệ sinh thiết bị. Nước hay dung môi này trong quá trình vệ sinh sẽ chứa những hóa chất, chất màu với lượng kim loại nặng như Benzen, Toluen, VOCs,… làm ô nhiễm môi trường.
  • Trong khâu nghiền của quá trình sản xuất sơn, nước làm mát cần được sử dụng giúp hỗn hợp sơn không bị bay hơi. Nước thải phát sinh trong quá trình này chứa hàm lượng COD, SS lớn, chất tạo màng, bột màu,… Những thành phần này là nguyên nhân dẫn đến các đột biến gen, gây chết hàng loạt các loài thủy sản, đối với sức khỏe con người khi tiếp xúc thời gian dài sẽ gây ung thư, viêm phổi và một số bệnh truyền nhiễm.
Nước thải sơn phát sinh từ nước vệ sinh thiết bị và nước trong quá trình sản xuất sơn.
Nước thải sơn phát sinh từ nước vệ sinh thiết bị và nước trong quá trình sản xuất sơn.

– Nước thải sơn có nồng độ COD và TSS rất cao

Nước thải sơn có chứa các chất dung môi, phụ gia biến tính hay hóa dẻo, chất tạo màng, bột màu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với hoạt tính hóa học và mức độ độc hại cao. Đây cũng chính là lý do vì sao nước thải sơn cần được xử lý đúng cách.

Tính chất đặc trưng nhất của nước thải sơn chính là nồng độ COD, TSS rất cao và khó xử lý. Điều này có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật thủy sinh, gây mùi hôi thối, tác động tiêu cực đến mỹ quan, giảm giá trị sử dụng của nguồn nước cấp. Ngoài ra, nước thải sơn nếu không được xử lý đúng cách còn tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất và tự làm sạch của nơi tiếp nhận nước thải. Do đó, việc xử lý nước thải sơn là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất.

STT Thông số Đơn vị Nồng độ vào
1 pH 8 – 9
2 BOD mg/l 550 – 600
3 COD mg/l 5500 – 6000
4 TSS mg/l 2500 – 3000

Bảng nồng độ ô nhiễm của nước thải sơn phát sinh trong quá trình sản xuất.

Giải pháp xử lý nước thải sơn có nồng độ COD cao hiệu quả

– Một số phương pháp hóa học được dùng trong xử lý nước thải sơn

  • Phương pháp keo tụ – tạo bông:

Do nước thải sơn có đặc tính là hàm lượng COD rất cao, vì thế phương pháp keo tụ – tạo bông sẽ giúp mang lại hiệu quả xử lý cao. Đối với phương pháp này, các hóa chất được sử dụng bao gồm phèn sắt, phèn nhôm và PAC.

Ưu điểm của phương pháp keo tụ – tạo bông này chính là có thể được áp dụng khi nguồn nước dao động, hiệu quả khử độ màu, độ đục cao và thiết bị gọn, dễ kiếm, giá thành thấp, tiết kiệm diện tích.

  • Phương pháp oxy hóa:

Một trong các phương pháp được ứng dụng để xử lý nước thải sơn là phương pháp oxy hóa. Phương pháp này được sử dụng để xử lý các loại nước thải có độc tính cao với Hydro peroxit phản ứng cùng Sắt (II) Sunfat để tạo ra gốc tự do Hydro có thể phá hủy chất hữu cơ.

Phương pháp oxy hóa được cho là đạt hiệu quả phân hủy chất ô nhiễm rất cao. Đối với riêng nước thải sơn, hiệu quả xử lý COD có thể đạt đến khoảng 80%.

– Xử lý nước thải sơn hiệu quả bằng giải pháp sinh học kết hợp men vi sinh

Để có thể xử lý nước thải sơn đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo các yếu tố vận hành, các kỹ sư vận hành có thể ứng dụng phương pháp bổ sung thêm các chủng vi sinh vật cho hệ thống xử lý nước thải để có thể thúc đẩy, tăng hiệu suất xử lý.

  • Bổ sung các chủng vi sinh vật hiếu khí giúp xử lý nồng độ COD tại bể Aerotank:

Việc bổ sung các vi sinh vật hiếu khí có trong men vi sinh xử lý COD, BOD Microbe-Lift IND giúp phân hủy các chất hữu cơ và phân hủy sinh học một cách toàn diện trong hệ thống xử lý nước thải và giảm nồng độ COD, BOD, SS về mức đạt chuẩn đầu ra. Các chất hữu cơ có trong nước thải sơn sẽ được phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản với điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy.

Men vi sinh Microbe-Lift IND hiện nay đang là dòng sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có chứa đến 13 chủng vi sinh vật, chuyên biệt cho quá trình xử lý nước thải có nồng độ COD cao như nước thải sơn. Bên cạnh đó, sản phẩm có thể được ứng dụng cho đa dạng loại hình nước thải với hiệu quả xử lý nước thải chứa COD, BOD, TSS chỉ trong từ 3 – 4 tuần.

  • Kết hợp vi sinh giảm bùn để thúc đẩy quá trình oxy hóa sinh học và giảm thể tích bùn thải:

Nước thải sơn sau khi đi đến bể lắng sẽ hình thành cặn bùn sinh học. Khi này, bạn nên kết hợp sử dụng men vi sinh giảm bùn như một chất gia tốc nhằm thúc đẩy quá trình oxy hóa các hợp chất khó phân hủy giúp giảm thể tích bùn cho hệ thống xử lý nước thải.

Có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift SA chứa các chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh như Bacillus Amyloliquefaciens, Bacillus Licheniformis, Bacillus Megaterium, Bacillus Subtilis, Humic, Humate… có khả năng tăng tốc quá trình phân hủy một cách hiệu quả.

Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải sơn có nồng độ COD cao, khó xử lý.
Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải sơn có nồng độ COD cao, khó xử lý.

Nước thải sơn có nồng độ COD cao và rất khó để xử lý, do đó, các kỹ sư vận hành cần đảm bảo các yếu tố cần thiết trong quy trình xử lý, đồng thời bổ sung, kết hợp sử dụng thêm men vi sinh để tăng hiệu suất xử lý. Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý nước thải sơn cũng như các loại nước thải khác ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp bằng cách nào?