Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, vấn đề ô nhiễm từ nước thải đô thị hiện đang được quan tâm hàng đầu. Vậy tại nước ta, thực trạng ô nhiễm từ nước thải đô thị đang diễn ra như thế nào? Nước thải đô thị gây ra những ảnh hưởng gì? Và giải pháp nào để xử lý nước thải đô thị? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nước thải đô thị gây ô nhiễm lớn cho môi trường
Tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại và được các cấp, ngành cố gắng đưa ra các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh, cùng với sự gia tăng dân số đã ngày càng gây áp lực hơn đối với tài nguyên nước trong lãnh thổ nói chung và ô nhiễm từ nước thải đô thị nói riêng.
Nước thải đô thị dùng để chỉ chung những loại nước thải phát sinh trong các hoạt động của đô thị. Trong nước thải đô thị bao gồm 4 nguồn nước thải chính:
- Nước thải sinh hoạt (chiếm từ 50 – 60%): Đây là loại nước thải hình thành từ những hoạt động sinh hoạt như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh,… của khu dân cư, trường học hay khu thương mại. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều tạp chất, trong đó có khoảng 52% là chất hữu cơ và 48% còn lại là chất vô cơ cùng vi khuẩn có hại.
- Nước thải sản xuất (chiếm từ 30 – 36%): Nước thải sản xuất còn được gọi là nước thải công nghiệp, phát sinh từ các cơ sở, nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính trong loại nước thải này là các hợp chất lơ lửng, chất hữu cơ, vô cơ, dầu mỡ và kim loại nặng,…
- Nước mưa (chiếm từ 10 – 14%): Nước mưa thấm vào hệ thống cống rãnh thông qua những khớp nối hay thành của hố gas,…
- Nước thải tự nhiên: Nguồn nước từ ao hồ, kênh rạch, sông suối trong đô thị bị ô nhiễm do ảnh hưởng từ tác động của con người và những hoạt động xả thải sai quy định.
Nguồn nước tại nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng ô nhiễm nặng nề bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Tại những thành phố lớn, mật độ dân số dày đặc và hàng trăm cơ sở sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường nước do thiếu hụt về công trình và thiết bị xử lý chất thải.
Tình trạng ô nhiễm từ nước thải đô thị có thể được thấy rõ ràng nhất tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội. Tại những thành phố này, nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như sông, hồ, kênh, mương,… mà không qua hệ thống xử lý tập trung.
Không những vậy, nhiều cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, đồng thời lượng rác thải lớn trong thành phố vẫn không thể thu gom hết. Đây là những nguồn quan trọng gây ra vấn đề ô nhiễm từ nước thải đô thị.
Ngoài ra, không chỉ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, mà các đô thị khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định,… cũng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt không được xử lý và các thông số BOD, COD, TSS, DO đều vượt từ 5 đến 10 lần .
Nhiều ảnh hưởng tiêu cực xảy ra khi nước thải đô thị bị ô nhiễm
Khi nước thải đô thị bị ô nhiễm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến với đời sống con người và môi trường. Điển hình là ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt thường ngày và nguồn nước ngầm khi nước thải đô thị từ nhiều nguồn có thể ngấm và tràn vào bể chứa nước sinh hoạt, khiến nước sạch bị nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, nước thải đô thị bị ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, dẫn đến các bệnh về da và đường tiêu hóa, cũng như các căn bệnh lạ khác có hại cho sức khỏe con người. Và đồng thời, vấn đề ô nhiễm còn gây mất mỹ quan đô thị. Khi nước thải không được xử lý đúng cách sẽ gây ra các mùi hôi thối, ảnh hưởng đến màu nước của sông, hồ, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ chung.
Giải pháp nào xử lý ô nhiễm nước thải đô thị?
Có thể thấy rằng, vấn đề xử lý ô nhiễm từ nước thải đô thị cần được tiến hành nhanh chóng và triệt để. Bên cạnh những quy định chặt chẽ đối với các khu đô thị, chung cư, cũng như các nhà máy, cơ sở sản xuất, thì mỗi người dân đều cần nâng cao ý thức về việc vứt rác và giữ gìn khu vực sinh sống. Cùng với đó, mỗi đơn vị quản lý cần có được giải pháp hợp lý để xử lý hiệu quả nước thải đô thị, từ đó giảm thiểu vấn đề ô nhiễm từ nước thải đô thị và hạn chế những ảnh hưởng đến đời sống và môi trường.
Hiện nay, giải pháp xử lý nước thải đô thị dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật được xem là phương án tối ưu, đảm bảo tính hiệu quả và thân thiện, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sống. Xem thêm: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường>>>
Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh có khả năng hoạt động mạnh mẽ, có chức năng thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đây là dòng men vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý BOD, COD, TSS và có thể chịu được tải lượng BOD lên đến 10.000mg/l và COD lên đến 12.000 mg/l, phù hợp với loại hình nước thải đô thị. Bên cạnh đó, Microbe-Lift IND còn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, lơ lửng trong nước thải đô thị và cải thiện hệ vi sinh trong hệ thống xử lý.
Xử lý vấn đề ô nhiễm từ nước thải đô thị cần được thực hiện nhanh chóng và triệt để nhằm giảm các nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như phương án xử lý nước thải đô thị hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Quy trình công nghệ xử lý nước thải đơn giản cho từng loại tính chất nước thải