Quy trình công nghệ xử lý nước thải đơn giản cho từng loại tính chất nước thải

Mỗi loại nước thải khác nhau thường sẽ có tính chất nước thải và đặc trưng ô nhiễm khác nhau, do đó việc áp dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải cũng sẽ có sự khác biệt. Làm thế nào để biết loại nước thải nào áp dụng quy trình công nghệ xử lý nào là phù hợp? Hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải đơn giản cho từng loại tính chất nước thải

Đối với nước thải có chứa độ màu:

Nước thải có chứa độ màu thường gặp là nước thải dệt nhuộm, nước thải mực in… Đối với tính chất nước thải này, các hệ thống có thể áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp với sinh học để xử lý.

Nước thải dệt nhuộm đặc trưng bởi độ màu cao.

Hình 1. Nước thải dệt nhuộm đặc trưng bởi độ màu cao.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể như sau:

Thu gom nước thải –> Bể điều hòa –> Bể hóa lý (keo tụ tạo bông xử lý màu) –> Bể lắng  hóa lý –> Bể Anoxic –> Bể hiếu khí –> Bể lắng sinh học –> Bể khử trùng –> Nơi tiếp nhận

Đối với nước thải có chứa hàm lượng COD, BOD, Amonia… cao, dễ phân hủy sinh học

Nước thải có chứa hàm lượng COD, BOD, Amonia… cao, dễ phân hủy sinh học thường gặp ở nước thải sinh hoạt. Đối với tính chất nước thải này, các hệ thống có thể áp dụng công nghệ sinh học đơn giản để xử lý.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể như sau:

Thu gom nước thải –> Bể điều hòa –> Bể Anoxic –> Bể hiếu khí –> Bể lắng sinh học –> Bể khử trùng –> Nơi tiếp nhận

Ghi chú:

– Trường hợp đơn vị không đủ diện tích xây bể lắng:

Trong trường hợp nếu đơn vị không có diện tích xây dựng bể lắng (ví dụ tòa nhà, bệnh viện, nhà máy sản xuất…) thì có thể sử dụng màng lọc sinh học thay cho bể lắng, vừa giúp tiết kiệm diện tích vì không cần đến bể lắng, vừa giúp nước thải đầu ra trong, lượng bùn hoạt tính được giữ lại hoàn toàn.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể lúc này sẽ là:

Thu gom nước thải –> Bể điều hòa –> Bể Anoxic –> Bể hiếu khí –> Bể lọc màng sinh học MBR –> Bể khử trùng –> Nơi tiếp nhận

– Trường hợp muốn tăng hiệu suất xử lý COD, BOD, Amonia:

Nếu nước thải phát sinh có chứa hàm lượng COD, BOD, Amonia… từ khá cao đến rất cao, các hệ thống có thể cân nhắc sử dụng thêm bể kỵ khí và bể MBBR để tăng hiệu suất xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm này vì bể kỵ khí sẽ làm tăng hiệu suất xử lý COD, còn khi sử dụng bể MBBR, hệ vi sinh bền bỉ vì có chỗ bám dính trên giá thể không trôi theo nước thải ra ngoài, hiệu quả xử lý BOD, COD, Nitơ cao gấp 1,5 – 2 lần so với hiếu khí thông thường.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể lúc này sẽ là:

Thu gom nước thải –> Bể điều hòa –> Bể kỵ khí –> Bể MBBR –> Bể hiếu khí –> Bể lắng sinh học –> Bể khử trùng –> Nơi tiếp nhận

Đối với nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao (BOD/COD>0,5)

Nước thải có tỷ lệ BOD/COD>0,5 thường gặp ở nước thải chế biến thủy sản, nước thải chế biến thực phẩm, có thể áp dụng công nghệ AAO để xử lý.

Công nghệ AAO bao gồm:

  • Anaerobic Tank (A): Bể kỵ khí.
  • Anoxic Tank(A): Bể thiếu khí.
  • Oxic Tank (O): Bể hiếu khí.

Sơ đồ công nghệ AAO trong xử lý nước thải.

Hình 2. Sơ đồ công nghệ AAO trong xử lý nước thải.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể như sau:

Thu gom nước thải –> Bể điều hòa –> AAO –> Bể lắng sinh học –> Bể khử trùng –> Nơi tiếp nhận

Đối với nước thải có chứa chất hữu cơ khó phân hủy và muốn thu hồi năng lượng sau quá trình xử lý (Gas, nước thải)

Nước thải có chứa chất hữu cơ khó phân hủy và có thể thu hồi được năng lượng thường gặp là nước thải chăn nuôi heo. Khi gặp loại nước thải này, hệ thống xử lý có thể áp dụng công nghệ Biogas kết hợp hóa lý, MBBR và sinh học truyền thống để xử lý.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải cụ thể như sau:

Thu gom nước thải –> Tách phân –> Hầm Biogas –> Hồ sinh học –> Bể hóa lý –> Bể Anoxic –> Bể MBBR –> Bể Aerotank –> Bể lắng vi sinh –> Bể trung gian –> Cụm bể hóa lý –> Bể lắng hóa lý –> Bể khử trùng

Áp dụng men vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải sinh học

Men vi sinh Microbe-Lift là dòng men vi sinh kết hợp các chủng vi sinh vật đặc hiệu để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ví dụ chủng Nitrosomonas và Nitrobacter giúp xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia; hay chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Clostridium butyricum… giúp xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS…

Men vi sinh Microbe-Lift có xuất xứ từ Hoa Kỳ, do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và sản xuất. Các dòng men vi sinh được sản xuất bởi hãng này đều có một sự khác biệt là sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn để sản xuất, đảm bảo vi sinh có hoạt tính mạnh, tỷ lệ sống cao và có thể thích nghi nhiều môi trường (hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí) khác nhau. Dưới đây là một số dòng men vi sinh Microbe-Lift nổi bật:

  • Microbe-Lift N1: Xử lý Nitơ, Amonia.
  • Microbe-Lift IND: Xử lý BOD, COD, TSS.
  • Microbe-Lift SA: Xử lý bùn.
  • Microbe-Lift OC: Xử lý mùi hôi.
  • Microbe-Lift BIOGAS: Xử lý hầm Biogas.
  • Microbe-Lift SEPTIC: Xử lý hầm tự hoại.
  • ..v..v..

Men vi sinh Microbe-Lift chuyên dùng trong xử lý nước thải.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift chuyên dùng trong xử lý nước thải.

Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất về phương án tối ưu quy trình công nghệ xử lý nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn đầu ra nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Vì sao cần có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải?