Nồng độ pH trong nước thải và Cách xử lý khi nước thải có độ pH cao

Liệu nồng độ pH có ảnh hưởng gì tới hệ thống xử lý nước thải? Nếu nồng độ pH trong nước thải vượt ngưỡng và quá cao thì ta cần xử lý như thế nào? Biogency chắc chắn rằng, đối với các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải đều đã từng có những câu hỏi như trên. Vậy chần chờ gì mà không theo dõi bài viết sau đây để củng cố thêm kiến thức về nồng độ pH có trong nước thải và cách xử lý khi nước thải có độ pH cao.

Nồng độ pH trong nước thải và Cách xử lý khi nước thải có độ pH cao

pH và tầm quan trọng của độ pH trong nước thải

– Độ pH là gì? Vai trò của độ pH trong nước thải

Nồng độ pH là chỉ số xác định tính chất hóa học trong dung dịch. Giá trị của độ pH là giá trị thể hiện độ Axit hay Bazơ trong môi trường nước hoặc môi trường đất.

Nồng độ pH được đánh giá là một trong những chỉ số quan trọng để các nhà vận hành xử lý nước thải kiểm định và đánh giá được chất lượng nước thải đầu vào cũng như đầu ra của hệ thống. Đồng thời, nồng độ pH trong nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả vận hành của cả hệ thống xử lý nước thải.

Nếu như độ pH không được điều chỉnh theo một ngưỡng tiêu chuẩn phù hợp, các thiết bị đường ống, van công nghiệp sẽ bị tác động xấu, ảnh hưởng đến các hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, độ pH còn ảnh hưởng tới quá trình tạo bông cặn trong các bể lắng, gây ra hiện tượng bông cặn có chứa phèn nhôm.

Nồng độ pH trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra.

Hình 1. Nồng độ pH trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra.

– Nồng độ pH cần duy trì trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học

Thông thường, độ pH của nước thải nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5 là điều kiện để các hệ thống xử lý nước thải áp dụng quá trình sinh học hoạt động một cách tốt nhất. Đối với quá trình hóa học cần sử dụng keo tụ nước thải, làm khô bùn hoặc oxy thì độ pH cần được duy trì ở một mức định cụ thể.

– Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong nước thải

Trên thực tế, nồng độ pH phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp xử lýđặc trưng nước thải là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nồng độ pH. Ví dụ như, phương pháp sinh học cần độ pH từ 6.5 – 8.5 là ngưỡng phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, các nhà vận hành hệ thống cần lưu ý độ pH phù hợp đối với mỗi loại vi sinh vật. Nhóm vi khuẩn Nitrit thì sẽ phát triển ở mức 4.8 – 8.8, nhưng vi khuẩn Nitrat thì lại hoạt động tốt ở ngưỡng 6.5 – 9.3, vi khuẩn lưu huỳnh có độ pH từ 1 – 4.

Với mỗi loại nước thải sẽ ứng với mỗi độ pH khác nhau. Chẳng hạn như đều là nước thải công nghiệp nhưng nước thải dệt nhuộm độ pH sẽ khác với nước thải cao su. Hay nước thải công nghiệp nhưng mỗi loại nước thải lại sử dụng mỗi hóa chất khác nhau, tải lượng khác nhau, dẫn đến độ pH cũng khác nhau.

Cách xử lý nước thải có độ pH cao như thế nào?

Hầu hết các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ sử dụng hóa chất để điều chỉnh độ pH trong nước thải một cách phù hợp. Nếu trong nước thải có độ pH thấp tức là nước thải có tính axit, độ ăn mòn mạnh, cần tăng độ pH. Ngược lại, độ pH cao đồng nghĩa với nước thải có tính bazơ, cần giảm độ pH. Khi nồng độ pH trong nước thải không ổn định, bể sinh học hiếu khí sẽ có hiện tượng bùn nổi lên trên bề mặt, vi sinh vật sẽ chết và bể lắng kém đi.

Điều chỉnh độ pH trong nước thải là cách giúp bể sinh học và vi sinh vật hoạt động ổn định.

Hình 2. Điều chỉnh độ pH trong nước thải là cách giúp bể sinh học và vi sinh vật hoạt động ổn định.

Thông thường, với những trường hợp nước thải có độ pH cao, nhà vận hành thường sử dụng các loại Axit như Axit Clohydric, Axit Cacbonic, Axit Sunfuric nhằm trung hòa tính kiềm, đưa độ pH về gần với mức trung tính. Tuy nhiên, vì Axit rất độc hại nên khi sử dụng chúng cần cẩn thận và phải có các phương pháp, thiết bị bảo hộ. Cần ghi nhớ nguyên tắc khi sử dụng axit là phải pha loãng bằng cách thêm chúng vào nước một cách từ từ để tránh gây hại đến bản thân.

Đối với những hệ thống nước thải có quy mô lớn thường dùng bơm định lượng để châm hóa chất, đảm bảo ngưỡng pH tự động điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn. Cách làm này rất thuận tiện, bơm sẽ được điều chỉnh dựa trên số liệu tính toán thực tế giữa các tham số lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hóa chất.

Như vậy nồng độ pH trong nước thải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó nhà vận hành cần thường xuyên kiểm tra để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất giúp hệ thống vận hành hiệu quả, tránh các sự cố điển hình như vi sinh không hoạt động hoặc chết.

Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống xử lý nước thải mà liều lượng sử dụng và phương pháp xử lý độ pH sẽ khác nhau. Hy vọng, qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức về độ pH trong nước thải. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ khi bạn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất!

>>> Xem thêm: Độ pH ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa như thế nào?