Phèn xanh dùng trong nuôi tôm là gì?

Phèn xanh là một chất được dùng phổ biến trong nuôi tôm. Thế nhưng cụ thể phèn xanh dùng trong nuôi tôm là gì? Sử dụng phèn xanh có tác dụng gì cho ao nuôi tôm? Và sử dụng sao cho đúng cách? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Phèn xanh dùng trong nuôi tôm là gì?

Phèn xanh dùng trong ao nuôi tôm là gì?

Phèn xanh (hay còn được gọi là Đồng Sunfat) là một hợp chất vô cơ có dạng bột kết tinh với tinh thể có màu xanh lam hoặc màu xanh tím, không có mùi, khó bắt cháy và dễ tan trong nước. Công thức hóa học của phèn xanh chính là CuSO4 trong thực tế Đồng Sunfat ở dạng CuSO4.5H2O (dạng Pentahydrat phổ biến nhất).

Phèn xanh dùng trong nuôi tôm là gì?
Phèn xanh ở dạng bột kết tinh và có màu xanh lam.

Nhìn chung, phèn xanh có vai trò như là một loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cả động vật lẫn thực vật. Đặc biệt đối với các ao nuôi thủy sản hay ao nuôi tôm nói riêng, sử dụng phèn xanh với liều lượng thích hợp sẽ giúp tiêu diệt những loại tảo độc trong ao nuôi.

Phèn xanh có tác dụng gì trong ao nuôi tôm?

Phèn xanh là một chất được sử dụng phổ biến trong ao nuôi tôm nhằm hỗ trợ công tác quản lý môi trường ao nuôi, giúp tôm phát triển và tăng trưởng tốt hơn. Cụ thể một số tác dụng của phèn xanh trong ao nuôi tôm như:

  • Kháng khuẩn và tăng cường sức khỏe cho tôm: Có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, phèn xanh thường được dùng để giảm lượng vi khuẩn gây bệnh trên tôm, đồng thời ngăn sự lây lan của dịch bệnh và tăng cường sức khỏe của tôm. Ngoài ra, trong ao nuôi tôm, phèn xanh còn có vai trò quan trọng trong quá trình lột xác và sinh sản của tôm.
  • Kiểm soát sự phát triển của tảo có hại trong ao nuôi: Phèn xanh có khả năng kiểm soát một số loại tảo có hại trong ao nuôi như tảo lam hay diệt ký sinh trùng trong ao. Nhờ đó mà có thể cải thiện dinh dưỡng và không khí trong môi trường nước ao.
Phèn xanh dùng trong nuôi tôm là gì?
Phèn xanh có tác dụng xử lý tảo trong ao nuôi tôm.
  • Hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và hô hấp của tôm: Phèn xanh góp phần hình thành các sắc tố đen (còn gọi là Melanin) có khả năng kích thích hoạt động của Fe và còn có vai trò như chất xúc tác trong việc tạo thành huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb). Nếu như ao nuôi tôm thiếu đồng sẽ dẫn đến giảm lượng đồng trong máu, gan tôm yếu, dễ nhiễm dịch bệnh và chậm phát triển hơn.

Sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm đúng cách

Mặt dù mang lại nhiều lợi ích cho ao nuôi tôm, nhưng khi sử dụng phèn xanh không đúng liều lượng hoặc lạm dụng quá mức sẽ gây ra tác dụng ngược và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người. Chẳng hạn như, khi con người tiếp xúc trực tiếp, phèn xanh có thể gây kích ứng đến mắt, mũi, miệng, đau đầu; hoặc nếu kéo dài trong một thời gian thì có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, gan, thận. Đối với ao nuôi tôm, sử dụng phèn xanh liều lượng không phù hợp sẽ khiến tôm nhiễm độc, chậm lớn.

Để sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm, bà con có thể hòa tan vào nước rồi tạt trực tiếp xuống ao (đối với trường hợp ao nuôi đang xuất hiện nhiều tảo độc). Ngoài ra, người nuôi cũng có thể dùng một lượng phèn xanh khô cần thiết và cho vào túi vải thô rồi buộc vào thuyền, bơi quanh ao để có thể hòa tan trong nước dễ dàng.

Liều lượng sử dụng phèn xanh dựa vào độ kiềm. Nếu độ kiềm ở mức 100mg/l thì sử dụng phèn xanh với liều lượng đã hòa tan là 1mg/l. Tỷ lệ phèn xanh dùng không vượt trên 0,01 nồng độ kiềm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ cao thì khả năng khử trùng của phèn xanh sẽ tăng cao và gây độc cho tôm. Do đó, liều lượng sử dụng phèn xanh trong ao nuôi tôm cần được hướng dẫn từ chuyên gia có kinh nghiệm.

Để sử dụng phèn xanh trong nuôi tôm đúng cách, bà con cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.
  • Kiểm tra tổng độ kiềm trước khi sử dụng phèn xanh dù ở bất kỳ hình thức nào, do độc tính của đồng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tôm khi nồng độ kiềm giảm.
  • Tính toán liều dùng chính xác để đảm bảo mức an toàn bằng mg/lít phải <0,01 lần tổng nồng độ kiềm.
  • Không lạm dụng và không để dư lượng trong ao nuôi, bởi vì nếu đồng tồn tại trong nước quá lâu sẽ không thể phân hủy sinh học, từ đó khiến hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi bị tiêu diệt, đáy ao nghèo dinh dưỡng, gây độc và khiến tôm chậm lớn.
  • Pha loãng phèn xanh càng nhiều càng tốt để tránh chênh lệch nồng độ quá mức giữa các khu vực.
  • Không sử dụng khi trời âm u, đổ mưa và không tháo nước trong vòng ít nhất 72 giờ sau khi sử dụng.
  • Ở thể rắn phèn xanh có thể gây bụi nguy hiểm do đó cần lưu ý khi vận chuyển.
  • Khi dùng phèn xanh để xử lý tảo có thể làm giảm hàm lượng oxy có trong ao, gây chết tôm. Lúc này, bà con nên sử dụng liều nhỏ hơn theo thời gian và sục khí khẩn cấp để tăng cường oxy cho ao nuôi.

Phèn xanh dùng trong nuôi tôm có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong kiểm soát tảo và vi khuẩn. Tuy nhiên, bà con cần thực hiện cẩn trọng và tuân thủ liều lượng thích hợp, đồng thời theo dõi liên tục chất lượng nước để đảm bảo hiệu quả vụ nuôi. Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bà con!

>>> Xem thêm: Nên sử dụng hóa chất hay vi sinh để cắt tảo trong ao tôm?