Đối với bà con nuôi tôm thì bệnh viêm đường ruột cấp là một nỗi lo ở mỗi vụ nuôi. Chính vì vậy việc hiểu rõ về căn bệnh này để có thể có những biện pháp phòng tránh bệnh là điều hết sức cần thiết. Ở bài viết này, Biogency sẽ đem đến các kiến thức cơ bản cần có về bệnh viêm đường ruột cấp và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả đến bà con.
Bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm là gì?
Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất của tôm, có cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên đường ruột lại rất dễ mẫn cảm với các mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đường ruột cấp trên tôm. Nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do nguồn thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bị nấm mốc, chứa độc tố. Khi tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng này sẽ gây ra bệnh đường ruột.
- Do môi trường sống: Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm sẽ sinh ra khí độc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn nhóm Vibrio phân tán và xâm nhập vào đường ruột làm xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng nhạt trên thành đường ruột, dẫn đến hội chứng viêm đường ruột cấp trên tôm.
- Do sự phát triển của tảo độc: Khi tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột, dẫn đến tôm không tiêu hóa được thức ăn.
Hình 1. Tôm bị nhiễm bệnh viêm đường ruột cấp.
Vậy khi bà con quan sát bằng mắt thường thì biểu hiện của bệnh viêm đường ruột cấp ở tôm như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh viêm đường ruột cấp
Bệnh viêm đường ruột ở tôm có những dấu hiệu mà bà con hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Bà con có thể chú ý quan sát các dấu hiệu sau:
- Sức ăn của tôm giảm, tôm bắt đầu bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp bờ. Kiểm tra thân tôm thì thấy đường ruột của tôm có tình trạng bị loãng và đứt quãng, trống ruột.
- Tôm sợ tiếng động và ánh sáng của môi trường xung quanh.
- Khi bệnh có tiến triển trở nặng hơn thì tôm sẽ bị mủ ở cuối đuôi và có đốm trắng trên thân, đồng thời xảy ra hiện tượng xuất huyết đường ruột.
Hình 2. Quan sát các triệu chứng xảy ra ở đường ruột tôm để nhận biết bệnh viêm đường ruột cấp.
Khi thấy những dấu hiện trên bà con cần lưu ý là không nên cho tôm ăn nhiều. Vì việc cho tôm ăn nhiều trong giai đoạn này sẽ khiến cho tôm chết nhiều hơn. Tôm nhiễm bệnh viêm đường ruột cấp có thể chết sau 2 đến 3 ngày bị nhiễm bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm như thế nào?
Bà con nên thực hiện nuôi tôm an toàn và chủ động và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để không còn lo lắng về bệnh viêm đường ruột cấp trên tôm:
- Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dụng cho tôm. Thức ăn cần có chất lượng tốt, độ dinh dưỡng cao và còn hạn sử dụng. Cho tôm ăn đúng cách theo từng giai đoạn của tôm nuôi, tránh việc cho ăn dư thừa. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung men tiêu hóa Microbe-Lift DFM vào cùng với thức ăn cho tôm ăn. Các chủng vi sinh trong Microbe-lift DFM sẽ giúp tôm nuôi có một đường ruột khỏe mạnh để chiến thắng các mầm bệnh gây hại cho đường ruột.
- Bà con nên sử dụng bổ sung thêm cho ao nuôi các loại men vi sinh để góp phần ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Men vi sinh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy các loại hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao một cách hiệu quả. Bà con có thể tham khảo các dòng sản phẩm men vi sinh thuỷ sản Microbe-Lift do Biogency cung cấp như Microbe-Lift AQUA C, Microbe-Lift AQUA N1, Microbe-Lift AQUA SA.
Các loại men vi sinh này sẽ giúp bà con duy trì được môi trường sống lý tưởng nhất cho tôm, nước có màu trà chuẩn, không lo khí độc và bùn đáy.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift giúp tôm phát triển khỏe, sức đề kháng cao.
- Cắt tảo định kỳ hoặc khi xuất hiện tảo độc trong ao nuôi, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo giáp, tảo mắt.
- Trong trường hợp nước ao nuôi của bà con bị ô nhiễm, bà con nên tiến hành thay dần nước ao nuôi bằng loại nước đã được qua xử lý (nước sạch, không có mầm bệnh). Một điểm quan trọng cần lưu ý là 1 lần thay nước không được quá 20% nước ao tôm để tôm có thời gian thích nghi dần với môi trường nước bị thay đổi.
- Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh viêm đường ruột cấp, bà con cần giảm ngay lượng thức ăn xuống còn 50% – 70%.
- Bổ sung thêm Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm.
Thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp bà con phòng ngừa bệnh viêm đường ruột cấp cho tôm hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bà con để có được một mùa vụ thành công. Bà con có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 bất kỳ lúc nào bà con gặp vấn đề với ao tôm của mình. Biogency luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi mùa vụ của bà con.
>>> Xem thêm: Quản lý hệ vi sinh trong đường ruột tôm