Phương án nào giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả?

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm để đạt chuẩn đầu ra theo quy định thường đòi hỏi kinh nghiệm của người kỹ sư môi trường. Kỹ sư môi trường, quản lý hệ thống cần phải nắm rõ tính chất cũng như lên được phương án để xử lý các vấn đề của nước thải hiệu quả. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng, đặc điểm của nước thải thực phẩm và phương án xử lý loại nước thải này một cách tối ưu nhất.

Phương án nào giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả?

Thực trạng nước thải chế biến thực phẩm hiện nay

Đi đôi với sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm chính là lượng nước thải ra trong quá trình chế biến cũng tăng theo. Ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình sản xuất như:

  • Sản xuất bia, rượu, nước giải khát,…
  • Sản xuất thức ăn nhanh.
  • Sản xuất thực phẩm đông lạnh.
  • Sản xuất bánh kẹo.
  • Sản xuất sữa.

Nước thải của ngành chế biến thực phẩm được thải ra môi trường với một lượng rất lớn hằng ngày. Các cơ sở chế biến thực phẩm có mặt trên toàn quốc với các quy mô lớn nhỏ khác nhau, khả năng xả thải và xử lý cũng khác nhau, tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải chế biến thực phẩm là một trong những điều lo ngại đối với các cơ quan quản lý môi trường khi chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với nước thải công nghiệp loại B (TCVN-2005).

Ví dụ điển hình như nước thải chế biến thủy sản có chỉ số BOD cao vượt 10 – 30 lần, COD từ 9 – 19 lần, chỉ số Nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần. Ngoài ra, trong nước thải chế biến thực phẩm còn chứa một lượng lớn các chất tẩy rửa và khử trùng. Các chất này được dùng để vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.

Đặc điểm chung của nước thải chế biến thực phẩm là chứa nhiều chất ô nhiễm và vi khuẩn có hại.

Hình 1. Đặc điểm chung của nước thải chế biến thực phẩm là chứa nhiều chất ô nhiễm và vi khuẩn có hại.

Ngành chế biến thực phẩm phát triển góp phần giúp nền kinh tế vững mạnh hơn. Tuy nhiên các nhà quản lý môi trường cần quản lý chặt chẽ nước thải đầu ra, nhằm đảm bảo việc phát triển kinh tế không gây hại cho môi trường sống. Kỹ sư môi trường quản lý hệ thống xử lý nước thải cũng cần làm tốt công việc của mình để giúp cơ sở sản xuất xử lý nước thải đạt thực phẩm tiêu chuẩn quy định.

Đặc điểm của nước thải chế biến thực phẩm

Nước thải chế biến thực phẩm chứa chủ yếu là các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại. Do đặc thù của ngành khá đa dạng, với nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau nên tính chất nước thải cũng rất đa dạng, phức tạp. Với những cơ sở sản xuất với nguyên liệu từ động vật thì nước thải sẽ có chức hàm lượng Protein, chất béo và dầu mỡ cao.

Đặc điểm chung của nước thải chế biến thực phẩm là sẽ có nhiều vi khuẩn và nồng độ ô nhiễm rất cao. Cụ thể hơn bạn có thể theo dõi tính chất nước thải thực phẩm đầu vào trong bảng dưới đây.

Bảng các chỉ số đầu vào của nước thải chế biến thực phẩm:

Thông số Đơn vị tính Giá trị
pH 5.5-6.5
BOD5 mg/l 560-1500
COD mg/l 800-2500
SS mg/l 120
Tổng Nitơ mg/l 100-250
Tổng Photpho mg/l 10-50
Coliform mg/l 4×10^6

Qua bảng trên có thể thấy rõ nồng độ ô nhiễm khi các chỉ số BOD, COD, SS, Nitơ, Photpho, Coliform với nồng độ rất cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Nguồn nước thải ô nhiễm này khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm giảm chất lượng nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh đường ruột.

Với tính chất đa dạng, phức tạp và nồng độ ô nhiễm cao, cần phải có một phương án thực tế và hiệu quả để ứng dụng hệ thống xử lý của các cơ sở chế biến thực phẩm. Điều này sẽ mang lại lợi ích phát triển kinh tế lâu dài hơn.

Phương án xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả

Phương án ứng dụng công nghệ sinh học (hay còn gọi là phương pháp sinh học) đang là phương án hiệu quả và an toàn nhất để xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay. Sử dụng các sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật giúp phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải là cốt lõi của phương pháp này.

Các chủng vi sinh khi được bổ sung sẽ tăng tốc quá trình phân hủy chất hữu cơ, từ đó cũng sẽ tăng khả năng xử lý cho hệ thống. Công nghệ sinh học là phương án an toàn cho cả hệ thống, người sử dụng và môi trường.

Trong số các sản phẩm chứa các chủng vi sinh trên thị trường thì hiệu quả nhất phải kể đến sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift thuộc giải pháp sinh học đến từ thương hiệu Biogency.

Phương án xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả từ Biogency bao gồm các sản phẩm men vi sinh dạng lỏng. Chính nhờ dạng lỏng nên khả năng thích nghi và sống sót của các chủng vi sinh trong sản phẩm tới 90% khi được bổ sung vào hệ thống nước thải:

  • Microbe-Lift BIOGAS: Sản phẩm là tập hợp một quần thể vi sinh vật kỵ khí. Các vi sinh vật kỵ khí trong sản phẩm này có khả năng hoạt động mạnh mẽ, gấp 5 đến 10 lần so với các chủng vi sinh vật trong các sản phẩm men vi sinh khác. Hiệu quả của Microbe-Lift đã được kiểm chứng khi giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm đầu ra giảm nồng độ ô nhiễm COD, BOD lên đến 80% so với đầu vào. Từ đó bể sinh học hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm cũng được giảm tải.
  • Microbe-Lift IND: Sản phẩm là tập hợp của một quần thể vi sinh vật hiếu khí lên đến 385 triệu con/ml. Mật độ vi sinh dày đặc như vậy sẽ giúp tăng cường hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải thực phẩm hiện tại lên đến 30 – 40%. Hàm lượng BOD, COD, TSS, Nitrate từ đó cũng giảm đáng kể, giúp nước thải trong hơn và không có mùi hôi.
  • Microbe-Lift N1: Chứa 2 chủng vi sinh nổi bật về khả năng xử lý Nitơ là NitrosomonasNitrobacter. Hai chủng vi sinh này sẽ giúp khởi động và tăng cường quá trình Nitrat hóa trong bể sinh học hiếu khí, giúp hàm lượng Amonia và Nitrit giảm nhanh chóng, đóng góp vai trò quan trọng trong chu trình xử lý Nitơ tổng, từ đó giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả.

Bộ 3 men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Hình 2. Bộ 3 men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Bộ 3 sản phẩm Microbe-Lift chuyên dùng cho xử lý nước thải chế biến thực phẩm sẽ được sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày với liều lượng 40 – 80 ml/m3 nước thải sẽ thấy rõ hiệu quả.

Sau thời gian 10 ngày, kỹ sư vận hành chỉ cần duy trì hiệu suất và ổn định hệ thống 1 lần 1 tuần với liều lượng thấp, chỉ 1 – 5 ml/m3. Liều lượng này sẽ được thay đổi linh hoạt và phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm khác nhau. Đội ngũ của Biogency sẽ đến từng hệ thống khảo sát và đưa ra liều lượng hợp lý nhất.

Để tìm mua sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift chất lượng, giúp cho quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt kết quả tối ưu nhất, bạn hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 0909 538 514 của Biogency. Biogency chính là nhà cung cấp độc quyền chính hãng các sản phẩm Microbe-Lift tại thị trường Việt Nam, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm để đảm bảo hệ thống của bạn đạt chuẩn xả thải.

>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý ô nhiễm Ngành chế biến thủy sản (Khí thải, Chất thải rắn & Nước thải) bằng Men vi sinh Microbe-Lift