Phương án xử lý nước thải nhà máy bia (công suất 500m3/ngày)

Với nồng độ ô nhiễm cao, lưu lượng lớn thì công nghệ xử lý hiện nay được áp dụng có hiệu quả nhất để xử lý nước thải nhà máy bia là công nghệ AAO. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này như thế nào để việc xử lý nước thải nhà máy bia đạt hiệu quả cao?

Phương án xử lý nước thải nhà máy bia (công suất 500m3/ngày)

Nhu cầu xử lý nước thải nhà máy bia hiện nay

Với nhu cầu sử dụng bia của người Việt ngày càng cao, các nhà máy sản xuất bia đang đứng trước cơ hội để mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với tăng năng suất thì lượng nước thải xử lý cũng tăng theo buộc những nhà quản lý phải tính toán, vận hành hệ thống sao cho tối ưu và hiệu quả nhất, đồng thời áp dụng các biện pháp, công nghệ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.

Quá trình sản xuất bia ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu xử lý nước thải ngày càng tăng. 
Quá trình sản xuất bia ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu xử lý nước thải ngày càng tăng.

Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia nào hiệu quả?

Với nồng độ ô nhiễm cao, lưu lượng lớn thì công nghệ xử lý hiện nay được áp dụng có hiệu quả nhất để xử lý nước thải nhà máy bia là công nghệ AAO. Trong công nghệ này, đầu tiên phải xử lý nước thải sơ bộ có hiệu quả (kiểm soát pH, nồng độ ô nhiễm đầu vào ổn định), tiếp đến là hiệu suất xử lý của các bể kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Xem chi tiết: Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia >>>

Do tính chất nước thải bia chứa một lượng men kết hợp với nước thải giàu chất hữu cơ nên quá trình lên men bia xảy ra ngay bên trong quá trình xử lý nước thải. Trong hệ thống xử lý, ở giai đoạn lưu nước ở bể trung gian, quá trình lên men này sẽ làm giảm pH (quá trình lên men bia giải phóng H+ làm giảm pH). Điều này nếu xảy ra mạnh và kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý ở phía sau do pH không đảm bảo.

Quá trình xử lý kỵ khí, thiếu khíhiếu khí cần đảm bảo điều kiện vận hành ổn định cũng như cung cấp một lượng vi sinh đặc thù để duy trì hiệu suất xử lý.

Bể xử lý kỵ khí cần bổ sung các chủng vi sinh kỵ khí như: Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri, Pseudomonas citronellolis.

Men vi sinh kỵ khí dùng trong xử lý nước thải nhà máy bia.
Men vi sinh kỵ khí dùng trong xử lý nước thải nhà máy bia.

Cụm bể thiếu khí, hiếu khí cần bổ sung các chủng vi sinh xử lý COD, xử lý Amonia và khử Nitrate như: Nitrosomonas và Nitrobacter để xử lý Amonia, các chủng Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes, … để xử lý COD và khử Nitrate.

Men vi sinh dùng cho cụm bể thiếu khí – hiếu khí.
Men vi sinh dùng cho cụm bể thiếu khí – hiếu khí.

Phương án xử lý nước thải nhà máy bia (công suất 500m3/ngày)

Ví dụ: Với 1 hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia có công suất xử lý 500m3/đ, lượng vi sinh cần bổ sung để duy trì sự ổn định và hiệu suất của toàn hệ thống chỉ từ 1-5ml/m3 đối với từng bể xử lý. Duy trì hằng tháng để ổn định hệ thống. Nước thải sau xử lý sẽ ổn định và đạt chuẩn A theo Quy chuẩn QCVN 40-2011/BTNMT.

TT Loại vi sinh Cách sử dụng Liều lượng Công dụng
1 Microbe-Lift BIOGAS Châm vào đầu vào bể kỵ khí – Ngày 1&2: 40 – 80ml/m3
– Ngày 3 -7: 10 – 20 ml/m3
– Duy trì: 1- 5 ml/m3
– Sau 3-4 tuần, hiệu suất xử lý COD duy trì trên 80%.
– Duy trì tính ổn định của bể.
2 Microbe-Lift IND Châm vào đầu vào bể thiếu khí – Ngày 1&2: 40 – 80ml/m3
– Ngày 3 -7: 10 – 20 ml/m3
– Duy trì: 1- 5 ml/m3
– Sau 1- 2 tuần, Hiệu suất xử lý Nitrate tăng và ổn định trên 90%.
– Hiệu suất duy trì ổn định.
3 Microbe-Lift N1 Châm vào đầu vào bể hiếu khí – Ngày 1&2: 40 – 80ml/m3
– Ngày 3 -7: 10 – 20 ml/m3
– Duy trì: 1- 5 ml/m3
– Sau 1-2 tuần, hiệu suất xử lý Amonia lên đến 99%.
– Duy trì tính ổn định của bể.

Ngoài bổ sung một lượng vi sinh nhất định để ổn định hệ thống, quá trình vận hành các kỹ sư vận hành cần phải duy trì, đảm bảo các yếu tố, điều kiện như sau:

TT Điều kiện Giá trị
1 Nồng độ oxy hòa tan DO ≥ 2.0 mg/l
2 Độ pH 7.0 – 8.0
3 Độ kiềm kH 150 mgCaCO3/l.
4 Nhiệt độ 20 – 36℃
5 C:N:P 100:5:1

Phần lớn hiệu suất xử lý, giá trị của các chỉ tiêu ô nhiễm đều được xử lý ở các giai đoạn trên, tuy nhiên để nước thải đạt chuẩn hoàn toàn thì cần phải chú trọng thêm vào giai đoạn xử lý sau cùng đó là khử trùng nước thải. Hiện nay, có nhiều giải pháp được áp dụng ở giai đoạn này như khử bằng Chlorine, Ozon hoặc dùng UV,…

Trên đây là những lưu ý giúp ổn định và tăng hiệu suất xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất bia. Để quá trình xử lý nước thải nhà máy bia được ổn định và hiệu quả hơn hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn cụ thể.

>>> Xem thêm: Ứng dụng vi sinh Microbe-Lift xử lý hồ sinh học nhà máy sản xuất bia Hà Tây