Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày

Những năm trở lại đây, xử lý nước thải phòng khám y tế đã và đang là vấn đề mà các cơ sở y tế quan tâm, vì hiện nay hầu tất cả những phòng khám muốn được cấp phép hoạt động đều cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Nước thải phòng khám y tế thường có độ ô nhiễm không cao, tuy nhiên chúng vẫn là loại nước thải ảnh hưởng đến môi trường rất lớn vì đem theo hàm lượng chất hữu cơ cao, các loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy việc xử lý nước thải phòng khám y tế là việc làm rất cần thiết.

Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày

Đặc tính ô nhiễm của nước thải phòng khám y tế

Hiện nay các phòng khám y tế được xây dựng lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Lượng nước thải mỗi ngày của phòng khám tuy không nhiều như các bệnh viện lớn nhưng cũng sẽ phát sinh một lượng nước thải y tế cần phải xử lý theo quy định của nhà nước.

Các chất phát sinh gây ô nhiễm trong phòng khám như máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…cần xử lý trước khi thải ra môi trường.

Nước thải phòng khám y tế chứa nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh cần được xử lý trước khi thải ra môi trường

Hình 1. Nước thải phòng khám y tế chứa nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của phòng khám cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải phòng khám y tế.

Bể hiếu khí của một cơ sở phòng khám y tế

Hình 2. Bể hiếu khí của một cơ sở phòng khám y tế.

Chỉ tiêu ô nhiễm thường thấy ở nước thải phòng khám y tế

Nước thải phòng khám y tế có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy và vi trùng gây bệnh cao. Nước có độ đục, lắng cặn gây tắc nghẽn cống và đường ống dẫn. Các chất dinh dưỡng có trong nước thải như N, P thải trực tiếp ra ngoài môi trường có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa, gây mất cân bằng sinh thái hệ thủy sinh.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phòng khám y tế

Hình 3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phòng khám y tế.

Phương án xử lý Nitơ Amoni cho hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50 m3/ngày

– Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50 m3/ngày

Nước thải phòng khám ở đây chủ yếu là nguồn nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải ra trong quá trình thực hiện các hoạt động vệ sinh của các bệnh nhân, việc giặt giũ, dọn dẹp của các nhân viên y tế và của các hoạt động thực hiện của quá trình điều trị.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phòng khám y tế

Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phòng khám y tế.

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bể thu gom Đầu ra Yêu cầu đạt
1 N-NH4+ mg/L 73 20 10
2 COD mg/L 625 >100 100

Theo như kết quả phân tích mới nhất thì chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) vượt 2 lần so với yêu cầu đạt. Đồng thời trong quá trình xuống khảo sát thì đội ngũ kỹ thuật của Biogency có kiểm tra độ kiềm mgCaCO3/l thì hiện hệ thống không có độ kiềm.

– Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế đến từ Biogency

Dựa trên hiện trạng của phòng khám thì Biogency đưa ra giải pháp để xử lý Nitơ Amoni (N-NH4+) bằng cách sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1chứa 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter chuyên xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao nhằm tăng hiệu suất Nitrat hóa ở bể Aerotank đồng thời tăng độ kiềm tại bể hiếu khí Aerotank bằng Na2CO3.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý Nitơ, Amonia

Hình 5. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý Nitơ, Amonia.

Liều lượng men vi sinh Microbe-Lift N1 cho 1 tháng xử lý là khoảng 2 gallons (khoảng 7.57 lít).

– Kết quả đạt được

Với giải pháp xử lý như trên cùng điều kiện tối ưu để quá trình xử lý Amonia xảy ra thì nồng độ Amonia sẽ giảm từ 15 – 50% trong 01 – 02 tuần xử lý. Trong vòng 03 – 04 tuần tiếp theo, nồng độ amonia có thể giảm được 60-85% so với trước khi xử lý ( dưới 10 mg/l) đạt tiêu chuẩn xả thải của phòng khám.

Sau khi xử lý đạt yêu cầu xả thải thì hệ thống cần bổ sung một lượng nhỏ vi sinh Microbe-Lift N1 để duy trì hiệu suất hàng tháng tại các bể sinh học.

Bùn lắng sau 30 phút của một hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế

Hình 6. Bùn lắng sau 30 phút của một hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế.


Nếu bạn đang gặp các vấn đề về việc xử lý nước thải phòng khám y tế hoặc đang cần tư vấn phương án và các dòng men vi sinh xử lý nước thải với hiệu quả vượt trội, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải y tế: Bệnh viện, Trạm y tế, Phòng khám