Để tăng hiệu suất xử lý, nuôi cấy vi sinh trong bể kỵ khí là công đoạn cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là quy trình 7 bước nuôi cấy vi sinh trong bể kỵ khí cũng như cách khắc phục sự cố thường gặp từ chuyên gia BIOGENCY, nhà vận hành có thể tham khảo, cân nhắc áp dụng cho hệ thống của mình.
Quy trình 7 bước nuôi cấy vi sinh trong bể kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí tồn tại trong chất thải, tuy nhiên số lượng thường ít, khả năng thích nghi với môi trường bị hạn chế, từ đó cho hiệu quả xử lý thấp. Để đảm bảo hiệu suất xử lý cho hệ thống cần tiến hành nuôi cấy bổ sung vi sinh.
Trường hợp nuôi cấy trong bể kỵ khí từ ban đầu, nhà vận hành có thể tham khảo quy trình cơ bản các bước sau:
- Bước 1: Tìm nguồn bùn kỵ khí phù hợp cho bể, loại bùn kỵ khí và thông số bùn.
- Bước 2: Tính toán thời gian, lựa chọn phương án khởi động.
- Bước 3: Chạy thử – nạp nước sạch vào bể chạy thử thiết bị xem đủ điều kiện vận hành hay chưa.
- Bước 4: Nạp bùn kỵ khí vào bể.
- Bước 5: Nạp tải khởi động chạy nội tuần hoàn.
- Bước 6: Chạy liên tục tải và tính toán tải vận hành khởi động, nâng tải đến khi đạt yêu cầu.
- Bước 7: Đưa vào vận hành liên tục ổn định với mức tải bắt đầu.
>>> Xem thêm: Vận hành bể kỵ khí cần kiểm soát những yếu tố nào?
Cách khắc phục 2 sự cố bể kỵ khí (bể UASB) thường gặp
Trong quá trình vận hành bể kỵ khí UASB, việc gặp sự cố là điều khó tránh khỏi. Sự cố nhiều hay ít, nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết kế bể, yếu tố tự nhiên đến yếu tố con người vận hành. Dưới đây là 2 sự cố thường gặp cùng hướng xử lý từ BIOGENCY:
– Trường hợp nặng: Vi sinh kỵ khí bị chết
Đây là sự cố nghiêm trọng, bùn chết tức các vi sinh vật trong bùn mất đi hoạt tính, không có khả năng xử lý chất ô nhiễm. Khi bùn chết chúng thường vón lại và nổi lên trên bề mặt bể với từng mảng trắng hoặc xám, ngoài ra có thể nhận diện sớm bằng các biểu hiện sau:
Biểu hiện:
- Bùn tràn theo nước đầu ra nhiều, màu nước ra giống với màu nước vào.
- Khả năng xử lý chất ô nhiễm giảm, hiệu suất xử lý COD rất thấp.
- Hàm lượng COD đầu ra lớn hơn hoặc bằng COD đầu vào.
- Kiểm tra van lấy mẫu bùn ở các vị trí: bùn vi sinh ít hoặc không còn bùn.
Cách khắc phục: Đối với trường hợp này, cách tốt nhất là ngừng nạp tải hoàn toàn vào bể kỵ khí, sau đó tiến hành nuôi cấy vi sinh lại từ đầu. Thời gian và cách nuôi cấy như quy trình vận hành nuôi cấy ở trên.
– Trường hợp nhẹ: Vi sinh bị sốc tải
Sốc tải là sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Có nhiều nguyên nhân khiến vi sinh sốc tải như tải trọng nước thải đầu vào cao, hàm lượng chất ức chế vi sinh trong nước thải cao, vi khuẩn dạng sợi phát triển quá mức,… Khi vi sinh sốc tải bể sẽ có các biểu hiện sau:
Biểu hiện:
- Bùn tràn theo nước đầu ra nhiều, màu nước không trong.
- Hiệu suất COD thấp.
- Kiểm tra van lấy mẫu bùn ở các vị trí: bùn vi sinh phân bố chủ yếu ở van đáy (van thấp nhất).
Cách khắc phục: Với sự cố này cần vận hành nội tuần hoàn liên tục cho đến khi hết tràn bùn, phân tích COD nước đầu ra nếu hiệu suất > 75% thì bắt đầu nạp tải từ từ trở lại (nạp tải liên tục tăng dần theo các mức 20 –40 – 60 – 80 – 100%).
Bên cạnh đó cần bổ sung thêm men vi sinh kỵ khí để quá trình vi sinh phục hồi tốt nhất rút ngắn được thời gian phục hồi. Trong thời gian 1-2 tuần sẽ khắc phục tình trạng sốc tải.
Microbe-Lift – Men vi sinh giúp quá trình nuôi cấy vi sinh trong bể kỵ khí hiệu quả hơn
Đối với men vi sinh, BIOGENCY gợi ý dòng sản phẩm Microbe-Lift hiện đang được các kỹ sư môi trường lựa chọn sử dụng. Đây là dòng men vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc., (USA)), mỗi sản phẩm chứa quần thể vi sinh hoạt tính cao gấp 5-10 lần vi sinh thường, được thiết kế chuyên biệt mang lại hiệu suất xử lý vượt trội.
Trong đó, với môi trường kỵ khí bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm nổi bật từ Microbe-Lift bao gồm:
- Microbe-Lift BIOGAS: Men vi sinh chuyên xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l).
- Microbe-Lift SA: Men vi sinh xử lý chuyên biệt quá trình phân huỷ bùn.
Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:
- Hiệu suất và tốc độ xử lý vượt trội.
- Giảm hiện tượng vi sinh sốc tải, phục hồi hệ thống sau sự cố nhanh chóng.
- Xử lý các chất hữu cơ khó phân thuỷ.
- Thích nghi tốt cả 3 môi trường, sử dụng đa dạng loại hình nước thải chứa chất hữu cơ, chịu được điều kiện độ mặn đến 4%.
- Dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ.
- An toàn cho người, thân thiện môi trường.
Liều lượng nuôi cấy vi sinh trong bể kỵ khí tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm từng hệ thống, liên hệ HOTLINE 0909 538 514 đội ngũ kỹ sư tại BIOGENCY sẽ hỗ trợ tư vấn bạn cụ thể.
>>> Xem thêm: Thấy bùn trong bể kỵ khí bị chết, cần làm gì?