Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm do đâu? Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả

Theo thống kê trong những năm gần đây, dệt may là một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ. Chúng không chỉ đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mang về giá trị kinh tế lớn cho đất nước nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, đi cùng với việc phát triển ngành dệt nhuộm là vấn đề ô nhiễm nguồn nước thải xuất phát từ quá trình sản xuất. Vì sao nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm? Đâu là quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm do đâu? Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả

Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm

Qua từng khâu dệt vải, nhuộm vải, đặc điểm của mỗi loại vải và bản chất của thuốc nhuộm, nước thải nhuộm thường có thành phần không xác định rõ. Tuy nhiên, ta có thể chia nước thải dệt nhuộm qua các nhóm sau:

  • Nhóm hóa chất, các chất xử lý hòan tất, chất trợ textile auxiliavies, phẩm nhuộm, hồ siling agent được tách ra.
  • Nhóm tạp chất thiên nhiên như muối, dầu mỡ trong sợi cotton, sợi len.
  • Sợi fibers bị tách ra do quá trình tác động hóa học và cơ học khi gia công xử lý.

Thuốc nhuộm của vải chỉ hấp thụ từ 60 – 70%, phần còn lại là phẩm nhuộm ở dạng nguyên thủy. Bên cạnh đó, một số chất điện ly, chất hoạt động bề mặt,… tồn tại trong thành phần nước thải tạo ra độ màu rất cao của nước thải dệt nhuộm. Giai đoạn tẩy ban đầu có thể đạt tới 10.000 Pt-Co.

Nước thải dệt nhuộm từ các nhà máy dệt may có chứa độ màu cao.

Hình 1. Nước thải dệt nhuộm từ các nhà máy dệt may có chứa độ màu cao.

Đặc biệt, trong nước thải dệt nhuộm có chứa cả nhóm hòa tan và nhóm không hòa tan. Các nhóm hòa tan như: axit axetic, axit formic, chất oxy hóa (NaClO, H2O2), phẩm nhuộm trực tiếp, hoạt tính, axit, chất tẩy giặt, chất khử. Các nhóm không tan như: phẩm nhuộm azo, aline black, naphtaline, tinh bột.

Cũng chính vì những thành phần đặc biệt, lại có tác động khác nhau qua từng giai đoạn, nước thải cũng biến đổi dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH không ổn định. Xem thêm: 4 phương pháp xử lý độ màu trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm >>>

Nguồn gốc gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm

Dựa vào những đặc điểm của nước thải dệt nhuộm, chúng có bốn dạng ô nhiễm được trưng: Ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học và kim loại nặng, ô nhiễm do độ màu, ô nhiễm do các tạp chất cơ học.

Vậy đâu là nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm?

Một số nghiên cứu cho thấy, nước thải trong công nghệ dệt nhuộm xuất phát từ các công đoạn như hồ sợi, giữ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc gây ô nhiễm nước thải dệt nhuộm là do:

  • Những tạp chất được tách ra từ vải sợi: Dầu mỡ, Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi.
  • Hóa chất sử dụng cho việc nhuộm: Hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,… và các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
  • Thành phần có trong nước thải: Phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng.

Nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.

Hình 2. Nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.

Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm gây ra cho môi trường

Nước thải dệt nhuộm chưa được xử lý gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tiếp nhận, có thể kể đến một số tác động như:

  • Độ kiềm cao làm độ pH của nước tăng, gây độc hại với các loài thủy sinh và ăn mòn các công trình thoát nước của hệ thống xử lý nước thải.
  • Lượng muối trung tính trong nước thải làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, gây độc hại đến các loài thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi các chất của tế bào.
  • Hồ tinh bột làm tăng BOD, COD trong nước thải gây tác động đến đời sống thủy sinh, làm giảm oxy hòa tan trong nước.
  • Lượng thuốc nhuộm trong nước thải gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và cảnh quan. Cơ thể sinh vật có khả năng hấp thụ và tích tụ các chất độc như Sunfit kim loại nặng, hợp chất Halogen hữu cơ có thể gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước thải dệt nhuộm, mỗi phương pháp mang lại một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng nhắm tới mục đích loại bỏ các yếu tố thành phần như nhiệt độ, độ màu, chất rắn lơ lửng SS, COD, BOD5 và kim loại nặng.

Sau đây là quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm điển hình phổ biến tại các khu công nghiệp hiện nay:

  • Nước thải được gom về hệ thống mương thu nước, sau đó chảy qua song chắn rác thô. Tại đây, các loại rác có kích thước lớn sẽ bị giữ lại, phần còn lại chảy vào thùng lược rác tinh để giữ lại các bông từ công đoạn cắt bông trong máy nhuộm.
  • Nước thải sau khi được tách rác thô và tinh thì chảy vào hố thu gom nước thải. Tại đây, nước được bơm lên tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ của dòng nước thải và được dẫn qua hệ thống ống đục lỗ để phân phối đều nước thải.
  • Nước thải tiếp tục được dẫn tới bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí mịn để điều hòa nồng độ nước thải và có tác dụng giải nhiệt. Tại đây, nước thải được 2 bơm chìm trong bể bơm qua tháp giải nhiệt bậc 2 giúp làm giảm nhiệt độ dòng nước xuống thấp hơn 40 độ C, có tác dụng tăng hiệu quả keo tụ và điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển.
  • Nước thải sau khi qua tháp giải nhiệt bậc 2 sẽ được trộn với hóa chất chỉnh pH trong bể trộn để làm nhân keo tụ cho quá trình tạo bông.
  • Tại bể keo tụ, nước thải hòa trộn với phèn sắt và khuấy trộn bằng moto với tốc độ 70 – 100 vòng/phút. Quá trình keo tụ sẽ keo tụ quét các thành phần COD, độ màu tạo thành những bông cặn có kích thước nhỏ.
  • Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể tạo bông. Sau khi quá trình tạo bông cặn được hình thành thì các bông cặn được lắng tại bể hóa lý. Tại đây, bùn hóa lý được bơm về bể chứa bùn để xử lý.
  • Sau khi keo tụ tạo bông và lắng hóa lý, nước thải được điều chỉnh độ pH phù hợp với xử lý sinh học phía sau bằng một lượng acid trong bể trung hòa.
  • Sau quá trình keo tụ tạo bông, nước thải được qua công đoạn xử lý sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ, giảm BOD, COD, TSS ngoài ra, xử lý các chỉ tiêu Nitơ, Amonia và một phần độ màu để đạt tiêu chuẩn đầu ra của nước thải.
  • Nước thải sau khi xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ được tách bùn vi sinh tại bể lắng sinh học Anoxic và Aerotank. Tại đây, thực hiện việc bơm bùn tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí, khi đầy bể sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.
  • Cuối cùng là nước thải được dẫn tới bể khử trùng, kết hợp với Clorin được bơm định lượng vào bể để khử toàn bộ các vi sinh vật trong nước thải và được dẫn vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp.

Hệ thống xử lý ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.

Hình 3. Hệ thống xử lý ô nhiễm nước thải dệt nhuộm.

Để tăng hiệu quả xử lý của hệ thống, một yếu tố quan trọng ta cần quan tâm là tăng hiệu quả của quá trình xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Bổ sung một lượng men vi sinh, nhằm cung cấp những chủng vi sinh có hoạt tính mạnh để tăng cường hiệu quả phân hủy chất hữu cơ, giúp tăng hiệu quả của quá trình xử lý sinh học. Microbe-Lift IND với khả năng hoạt động gấp 5 – 10 lần vi sinh có công dụng:

  • Giảm BOD, COD, TSS đảm bảo nước thải dệt nhuộm đầu ra đạt quy định về môi trường.
  • Giảm tỷ lệ chết của vi sinh vật có trong nước thải và phục hồi nhanh các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm khi có sự cố, sốc tải.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của hệ thống, giảm lượng bùn thải và mùi hôi của nước thải dệt nhuộm hiệu quả.
  • Tăng cường quá trình khử khí Nitrat, giúp các chỉ tiêu về Nitơ, Amonia đạt chuẩn xả thải.

Men vi sinh Microbe-Lift IND hiệu quả trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift IND hiệu quả trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

Men vi sinh Microbe-Lift IND ở dạng lỏng lại kích hoạt nhanh, thích nghi tốt với môi trường, dễ sử dụng nên bất cứ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm lớn nhỏ nào đều có thể áp dụng.

Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm mà liều lượng và vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết về giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm áp dụng công nghệ sinh học hiệu quả và tối ưu chi phí nhất cho bạn!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành (4.000 m3/ ngày đêm)