BIOGENCY hoàn thành dự án “Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)”

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm công suất 1200 m3/ngày.đêm nằm tại khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương đã rút ngắn tiến độ bàn giao thành công theo kế hoạch khi áp dụng giải pháp sinh học của BIOGENCY, nước thải đầu ra đạt chuẩn theo cột B, QCVN 40:2011/ BTNMT.

Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)

Thông tin về HTXLNT chế biến thực phẩm cần rút ngắn tiến độ bàn giao

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm công suất 1200 m3/ngày.đêm nằm tại khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Đặc điểm hệ thống bao gồm:

  • Loại nước thải: Nước thải từ ngành chế biến thực phẩm, giàu chất hữu cơ, dầu mỡ, và Amonia.
  • Tóm tắt sơ đồ hệ thống:

Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)

Dự án gặp thách thức lớn trong giai đoạn khởi động bể kỵ khí và bể hiếu khí. Các vấn đề chủ yếu bao gồm: Tải lượng ô nhiễm cao vượt dự đoán và hiệu suất xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải. Điều này khiến tiến độ bàn giao bị kéo dài, ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của chủ đầu tư.

Mục tiêu cụ thể của dự án

BIOGENCY nhận được yêu cầu từ nhà thầu thi công với các mục tiêu sau:

  • Rút ngắn thời gian khởi động hệ thống từ 45 ngày xuống dưới 30 ngày.
  • Đảm bảo hiệu suất xử lý: Giảm COD, BOD và Amonia đạt tiêu chuẩn Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.
  • Ổn định điều kiện vận hành: Kiểm soát sự phát triển của bùn vi sinh và giảm thiểu sự cố trào bùn bể UASB, bọt nổi, bùn nổi ở bể SBR.

Giải pháp của BIOGENCY để “Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)”

– Đánh giá hiện trạng:

  • BIOGENCY thực hiện lấy mẫu nước thải để phân tích nồng độ ô nhiễm và các thông số quan trọng như COD, BOD, Amonia, pH.
  • Dựa trên kết quả phân tích, đội ngũ BIOGENCY khuyến nghị điều chỉnh một số điều kiện vận hành cũng như sử dụng kết hợp các dòng men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS, Microbe-Lift SA, Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 và để rút ngắn tiến độ bàn giao thông qua rút ngắn thời gian khởi động hệ thống và tối ưu hóa hiệu suất.

Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)

– Triển khai giải pháp vi sinh Microbe-Lift:

Bể kỵ khí UASB:

  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA để tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ, ổn định hoạt tính của bùn kỵ khí, tăng tỷ lệ MLVSS/ MLSS, thúc đẩy sinh khí Metan (CH4) và tăng hiệu suất xử lý COD.
  • Hiệu quả: Sau 20 ngày vận hành và nạp 100% tải, hiệu suất xử lý COD đạt trên 75%.
  • Liều lượng men vi sinh sử dụng:

+ Microbe-Lift BIOGAS: 36 gallons.
+ Microbe-Lift SA: 18 gallons.

Bể SBR:

  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng nhanh hàm lượng bùn hoạt tính và tăng hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS cũng như Nitrat.
  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift N1 để bổ sung 02 chủng vi sinh vật Nitrat hóa là Nitrosomonas sp.Nitrobacter sp. để kiểm soát và giảm Amonia, từ đó giúp giảm chỉ tiêu Nitơ tổng.
  • Liều lượng men vi sinh sử dụng:

+ Microbe-Lift IND: 36 gallons.
+ Microbe-Lift N1: 24 gallons.

Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)
Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift vào bể UASB và SBR.

– Theo dõi và tối ưu điều kiện vận hành:

  • Hỗ trợ kỹ thuật: Đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY phối hợp cùng các kỹ sư vận hành của nhà thầu theo dõi hệ thống liên tục 24/7 các chỉ tiêu đo đạc tại hiện trường bao gồm: pH, DO, độ kiềm carbonate, SV30 cũng như quan sát các hiện tượng bọt nổi, bùn nổi và đưa ra phương án khắc phục.
  • Kiểm tra định kỳ: BIOGENCY có trang bị phòng thí nghiệm thực hiện phân tích mẫu nước thải hàng tuần để đánh giá hiệu suất xử lý từng bể sinh học và đưa ra điều chỉnh tải lượng nước thải nạp vào các bể kịp thời.
Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)
pH bể SBR đảm bảo duy trì ổn định ở mức 7.5 – 8.0.

Kết quả đạt được

Thời gian khởi động: Hệ thống hoàn thành khởi động và đạt tiêu chuẩn xả thải trong 28 ngày, rút ngắn 17 ngày so với kế hoạch ban đầu.

Hiệu suất xử lý:

  • COD đầu ra giảm từ 1.200 mg/L xuống còn 56 mg/L.
  • Amonia từ 80 mg/L giảm còn 0.1 mg/L.

⇨ Đạt tiêu chuẩn xả thải Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.

Hệ thống ổn định: 

  • Bể UASB: tỷ lệ MLVSS/ MLSS > 0.8, không xảy ra hiện tượng trào bùn, nước sau kỵ khí trong, hiệu suất xử lý COD > 75%.
  • Bể SBR: Bùn vi sinh phát triển tốt, SV30 đạt 60%, không xảy ra sự cố bọt nổi, bùn nổi.
Rút ngắn tiến độ bàn giao HTXLNT chế biến thực phẩm (công suất 1200 m3/n.đ)
Kết quả phân tích COD đầu ra hệ thống đạt cột B, QCVN 40:2011/ BTNMT.

BIOGENCY đã giúp nhà thầu thi công môi trường hoàn thành rút ngắn tiến độ bàn giao hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm công suất 1200 m3/d, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe. Việc các nhà thầu môi trường áp dụng giải pháp vi sinh Microbe-Lift ở giai đoạn vận hành khởi động hệ thống không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian vận hành mà còn giảm thiểu chi phí xử lý và rủi ro pháp lý. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để nhận được hỗ trợ tốt nhất!

>>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế và vận hành bể hiếu khí cho nhà thầu thi công môi trường