Trong nuôi tôm, khí độc luôn là một vấn đề được bà con quan tâm, bởi chúng phát sinh liên tục và gây thiệt hại lớn cho tôm chỉ sau một thời gian ngắn. Mỗi vụ nuôi tôm không ít thì nhiều đều có một lượng khí độc phát sinh ra. Tùy theo cách bà con quản lý môi trường ao nuôi tôm mà lượng khí độc nhiều hay ít, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tần suất test khí độc. Để test khí độc hiệu quả và chính xác, bà con cần tránh những sai lầm dưới đây.
Mục đích của việc test khí độc trong ao nuôi tôm
Đối với ao nuôi tôm, thông thường bà con sẽ gặp 3 loại khí độc chính: NO2, NH3, H2S. Tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên đã sản sinh ra khí độc. Mục đích của việc test khí độc là để xác định chính xác hàm lượng NH3/NO2 thực tế trong ao. Bên cạnh đó, khi xác định đúng hàm lượng khí độc, bà con có những biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Có thể test khí độc bằng cách nào?
Để test khí độc trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể đem mẫu nước ra trực tiếp các phòng lab gần nhất để test khí độc hoặc sử dụng bộ kit test SERA để test.
Đối với bộ kit test SERA, đây là dụng cụ có thể giúp bà con test khí độc trong ao tôm nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, vì đây là phương pháp được thực hiện thủ công nên nhiều bà con vẫn chưa biết cách sử dụng đúng bộ test, dẫn đến kết quả test chưa chính xác, gây ảnh hưởng đến việc điều trị và xử lý trong trường hợp nồng độ khí độc (NH3, NO2) tăng cao.
Hình 1. Bộ kit test SERA test nhanh NH4NH3 trong ao nuôi tôm.
Vậy những sai lầm nào cần tránh khi bà con test khí độc ao nuôi tôm bằng bộ kit test SERA?
Những sai lầm cần tránh khi test khí độc ao nuôi tôm bằng test SERA
Để việc test khí độc bằng test SERA mang lại kết quả chính xác, bà con cần tránh những sai lầm dưới đây:
– Nhỏ giọt sai dẫn đến kết quả đo sai:
Một bộ test kit SERA thường có 3 lọ đánh số 1, 2 và 3, mỗi lọ có 5 giọt. Bà con lấy 2ml nước ao pha loãng với 18ml nước sạch, tùy theo độ đục của nước mà bà con có thể pha loãng 5-10 lần (đến khi có được độ trong phù hợp). Sau đó, lấy ống nghiệm và nhỏ lần lượt 5 giọt test vào ống nghiệm 1, 2 và 3, lắc đều ống nghiệm trong vòng 30 giây,rồi đưa ống nghiệm vào bộ chỉ thị màu và đọc kết quả.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bà con chỉ nhỏ ít hơn 5 giọt có thể là 2 giọt, 3 giọt 4 giọt dẫn đến kết quả bị sai.
– Nhỏ giọt bị “bong bóng” làm sai kết quả test:
Một số trường hợp bà con khi cho mẫu nước vào ống nghiệm, khi bà con nhỏ giọt test SERA vào ống nghiệm để test thì xảy ra hiện tượng “bóng bóng”-có nghĩa là khi nhỏ 1 giọt xuống thì kèm sau đó sẽ có 1 giọt nữa đi theo có “bong bóng” nổi lên cùng với giọt sau đó, bà con thường không để ý nên bị sai lệch về số giọt, dẫn đến kết quả phân tích bị sai.
Đa số bà con sẽ bị những lỗi nhỏ như thế này, chính vì vậy, bà con nên nhờ các kỹ sư thủy sản có kinh nghiệm hoặc cẩn thận khi nhỏ giọt test mẫu.
– Không biết cách pha loãng mẫu:
Nhiều bà con không biết cách pha loãng mẫu nước để test khí độc dẫn đến tình trạng không đúng kết quả, bà con không nên lấy nước trực tiếp dưới ao lên và test ngay, thay vào đó, bà con phải pha loãng mẫu nước để cho kết quả chính xác nhất.
Biogency gợi ý cho bà con nên lấy 2ml nước ao nuôi đang nghi nhiễm khí độc trộn với 18ml nước sạch và lắc đều. Pha loãng khoảng 5-10 lần và sau đó mới nhỏ giọt và test để cho kết quả chính xác nhất.
Hình 2. Pha loãng mẫu đúng cách sẽ giúp việc test khí độc NO2 được chính xác.
Nhược điểm lớn nhất của test kit SERA là ngưỡng chỉ thị chỉ test được nồng độ khí độc cao nhất là 5mg/l. Do vậy khi test khí độc ao nuôi tôm bằng test kit SERA bà con bắt buộc phải pha loãng mẫu, nếu không pha loãng mẫu, trong trường hợp khí độc cao hơn 5mg/l, thì bà con cũng sẽ test ra lượng khí độc là 5mg/l. Điều này thường dẫn tới sai kết quả khi test.
– Góc độ so màu sai:
Một số trường hợp bà con so bị sai góc độ màu. Khi bà con đưa ống nghiệm vào bảng chỉ thị màu để kiểm tra kết quả, trường hợp nếu để ống nghiệm ngang với bảng chỉ thị màu bà con phải đưa ống nghiệm ra nơi có ánh sáng. Không nên để ống nghiệm tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng như bàn, ghế,…Bà con nên nghiêng ống nghiệm 1 góc khoảng 15 độ so với bảng chỉ thị màu và đo để cho kết quả chính xác nhất.
Một số cách để phòng ngừa khí độc (NH3, NO2) trong ao nuôi tôm
Khí độc luôn là nỗi trăn trở của bà con nuôi tôm và cũng là vấn đề được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Đối với nuôi tôm thì hầu như khí độc là không thể tránh khỏi. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa khí độc. Bà con có thể tham khảo một số hình thức phòng ngừa khí độc dưới đây:
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu NO2, NH3,… trong ao tôm để kịp thời phát hiện và điều trị. Đặc biệt đối với tôm 30 ngày tuổi trở lên, bà con có thể sử dụng test kit SERA để kiểm tra.
- Duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong ao bằng cách cho chạy quạt nước và phải đảm bảo về mật độ tảo, tránh trường hợp sụp tảo làm giảm lượng oxy và dễ phát sinh khí độc trong ao.
Bên cạnh đó, Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng vi sinh để mang lại hiệu quả phòng ngừa khí độc (NH3, NO2) trong ao nuôi tôm tốt nhất. Vì khi bổ sung men vi sinh vào ao, cơ chế của men vi sinh là cạnh tranh nguồn chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể của các loại vi khuẩn có hại khác cũng như các loại tảo độc trong ao nuôi tôm, từ đó giúp hạn chế các điều kiện có lợi cho khí độc phát triển, giúp tôm sống khỏe, sức đề kháng cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vi sinh xử lý khí độc, nhưng chỉ có men vi sinh chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter là xử lý được vấn đề này, mong bà con cân nhắc trước khi mua hàng nhé! Mọi thắc mắc về việc test khí độc ao nuôi tôm bà con có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Xử lý khí độc ao tôm 34 ngày (NO2=30mg/l) nuôi về size 30 con bằng vi sinh Microbe-Lift