So sánh công nghệ AAO và AO

Công nghệ AAO và AO được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Vậy cụ thể công nghệ AAO và AO là gì? Giữa 2 công nghệ xử lý nước thải AAO và AO có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những so sánh về công nghệ AAO và AO.

So sánh công nghệ AAO và AO

Tìm hiểu về công nghệ AAO và AO

– Công nghệ AAO là gì?

Công nghệ AAO sử dụng hệ vinh sinh vật kỵ khí, yếm khí và hiếu khí trong quá trình xử lý sinh học nhằm phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ngoài ra, công nghệ AAO còn có thể được viết tắt ở dạng A2O nghĩa là Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí), đây cũng chính là cơ chế hoạt động của công nghệ này.

Quy trình hoạt động của công nghệ AAO:

  • Tại bể Anaerobic (bể kỵ khí): Trong bể này, các vi sinh vật kỵ khí hoặc tùy nghi được ứng dụng để phân hủy những hợp chất vô cơ và hữu cơ tồn tại trong nước thải. Quá trình phân hủy gồm 3 giai đoạn chính là giai đoạn thủy phân, giai đoạn lên men axit và giai đoạn lên men kiềm. Sản phẩm tạo ra chủ yếu ở dạng khí CO2, CH4 và tế bào vi sinh vật.
  • Tại bể Anoxic (bể thiếu khí): Đây là một bể có vai trò quan trọng, chứa Nitơ và Photpho. Bể Anoxic sử dụng các chủng vi sinh tùy nghi để phân hủy chất hữu cơ chứa Photpho và Nitơ.
    + Các chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình khử Nitơ có khả năng hoạt động trong điều kiện yếm khí, có thể kể đến như Pseudomonas, Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia và Achromobacter,…
    + Chủng vi sinh vật Acinetobacter tham gia vào quá trình khử Photpho. Các chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành hợp chất không chứa Photpho hoặc chứa Photpho nhưng dễ phân hủy với vi sinh vật hiếu khí trong giai đoạn xử lý kế tiếp.
  • Tại bể Oxic (bể hiếu khí): Quá trình này thực hiện việc chuyển hóa NH4 thành NO3- và khử BOD, COD, Sunfua,… Các chủng vi sinh vật hiếu khí được sử dụng với điều kiện oxy, độ pH phù hợp để phân hủy chất thải. Nitơ và Photpho được sử dụng để tổng hợp tế bào mới, H2O, CO2 và giải phóng năng lượng.
So sánh công nghệ AAO và AO
Sơ đồ công nghệ AAO trong xử lý nước thải.

– Công nghệ AO là gì?

Công nghệ AO được viết tắt từ Anoxic và Oxic, nghĩa là thiếu khí và hiếu khí. Công nghệ này ứng dụng quá trình xử lý sinh học bằng cách sử dụng hệ sinh vật yếm khí và hiếu khí một cách liên tục để phân hủy những chất hữu cơ tồn tại trong nước thải.

Quy trình hoạt động của công nghệ AO:

  • Tại bể Anoxic (bể thiếu khí): Hệ sinh vật thiếu khí tham gia vào quá trình phân hủy chất hữu cơ hòa tan. Trong môi trường thiếu khí, vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter sinh trưởng và phát triển, đồng thời tham gia vào quá trình oxy hóa hàm lượng Amonia thành Nitrat. Để quá trình khử Nitrat này diễn ra tối ưu nhất, nồng độ oxy hòa tan DO cần ở mức dưới 0.25 mg/l.
  • Tại bể Oxic (bể hiếu khí): Đây là một dạng bể sinh học chứa bùn hoạt tính được xáo trộn hoàn toàn qua quá trình sục khí. Để các chất hữu cơ được phân hủy tối ưu, bể hiếu khí thường được duy trì nồng độ oxy hòa tan trên 3 mg/l. Bên cạnh đó, tại đây, những chất hữu cơ sẽ được phân hủy thành CO2 và H2O, những chất vô cơ từ đó chuyển hóa đến dạng cuối của chuỗi oxy hóa như Photpho, Lưu huỳnh hay Nitơ.
  • Thông thường, cần phải kết hợp giữa bể hiếu khí với bể lắng sinh học để có thể loại bỏ sinh khối bùn ra khỏi nước thải sau quá trình xử lý. Sau đó, bùn tách ra sẽ được tuần hoàn hoàn toàn về bể thiếu khí (Anoxic) hoặc có thể xả bỏ đi lượng bùn dư trong hệ thống.
So sánh công nghệ AAO và AO
Sơ đồ công nghệ AO trong xử lý nước thải.

So sánh công nghệ AAO và AO

Về cơ bản, công nghệ AAO và AO đều là hai phương pháp xử lý nước thải sinh học sử dụng cơ chế hoạt động của các chủng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Tuy nhiên, giữa công nghệ AAO và AO vẫn có những điểm khác biệt đáng kể. Dưới đây là bảng so sánh công nghệ AAO và AO:

Công nghệ AAO Công nghệ AO
Hệ vi sinh vật Kỵ khí, yếm khí và hiếu khí Thiếu khí và hiếu khí
Quá trình xử lý sinh học Bể kỵ khí (Anaerobic) – Bể thiếu khí (Anoxic) – Bể hiếu khí (Oxic) Bể thiếu khí (Anoxic) – Bể hiếu khí (Oxic)
Loại nước thải phù hợp để ứng dụng Có khả năng xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm nặng như dệt nhuộm, thủy sản, sản xuất giấy,… Phù hợp để xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp như nước thải tòa nhà, nước thải sinh hoạt,…
Đặc điểm – Khả năng xử lý các loại nước thải có tải lượng BOD/COD cao.
– Dễ dàng xử lý đa dạng các loại nước thải.
– Khó phát sinh mùi hôi.
– Chi phí đầu tư cao hơn so với công nghệ AO.
– Đòi hỏi kỹ thuật vận hành, chuyên môn cao.
– Chỉ phù hợp đối với loại nước thải ô nhiễm vừa.
– Hiệu suất hoạt động ổn định.
– Khả năng tự động hóa cao.
– Chi phí đầu tư thấp.
– Không đòi hỏi kỹ thuật vận hành, chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, khi vận hành hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ AAO và AO, để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả xử lý, việc bổ sung thêm vào các chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý cũng vô cùng cần thiết. Biogency giới thiệu đến 2 dòng sản phẩm men vi sinh giúp thúc đẩy quá trình xử lý trong cả công nghệ AAO và AO, bao gồm:

  • Men vi sinh Microbe-Lift N1: Bổ sung vào bể hiếu khí giúp phân hủy chất hữu cơ và thực hiện quá trình Nitrat hóa.
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND: Bổ sung vào bể thiếu khí giúp phân hủy chất hữu cơ và thực hiện quá trình khử Nitrat.
So sánh công nghệ AAO và AO
Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND đều có thể được ứng dụng để tăng hiệu suất cho cả công nghệ AAO và AO.

Mong rằng với những thông tin và sự so sánh giữa công nghệ AAO và AO đã giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết thêm về công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và vận hành hệ thống sao cho hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: So sánh Xử lý nước thải Hiếu khí và Kỵ khí. Chúng có gì giống và khác nhau?