Tình trạng xuất hiện bọt trong công nghệ bùn hoạt tính là một sự cố thường gặp khi vận hành ở nhiều nhà máy xử lý nước thải. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý của hệ thống, do đó cần sử dụng chất phát bọt để giải quyết tình trạng trên. Sử dụng chất phá bọt trong xử lý nước thải như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết sau.
Nguyên nhân xuất hiện bọt trong nước thải
Tình trạng xuất hiện bọt trong công nghệ bùn hoạt tính là một sự cố thường gặp khi vận hành ở nhiều nhà máy xử lý nước thải. Bọt có thể xuất hiện trong bể sục khí, bể lắng thứ cấp, cũng như trong bể kỵ khí. Bọt trong nhà máy xử lý thường dính, nhớt và có màu nâu. Nó nổi và tích tụ trên đầu bể, và có thể chiếm một phần lớn lượng chất rắn và thể tích bể phản ứng, do đó làm giảm chất lượng nước thải và thời gian lưu bùn (SRT).
Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến sự hình thành bọt, chủ yếu do 03 lý do sau:
- Có sự hiện diện của các chất hoạt động bề mặt phân hủy sinh học chậm (ví dụ: chất tẩy rửa, …).
- Sự dư thừa chất polyme ngoại bào (EPS) bởi các vi sinh vật bùn hoạt tính trong điều kiện hạn chế dinh dưỡng (tỷ lệ F/M thấp).
- Sự gia tăng của các sinh vật dạng sợi.
Chất phá bọt hoạt động như thế nào?
Chất phá bọt (hay còn gọi là chất khử bọt, chất chống tạo bọt) là các chất phụ gia hóa học có tác dụng ngăn chặn sự hình thành bọt trong quá trình xử lý nước thải. Chúng hoạt động theo cơ chế sau:
Bọt có thể gây hại và ức chế khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật nếu MLSS trong bể sinh học thấp.
Nguyên lý hoạt động của chất phá bọt: Chất phá bọt không hòa tan và có thể lan nhanh trên bề mặt có bọt, điều này sẽ giúp làm mất ổn định và làm vỡ bất kỳ bong bóng nào hình thành, ngăn không cho bọt hình thành hoặc bắn tung tóe xung quanh.
Chất phá bọt được sử dụng để đảm bảo rằng hệ thống xử lý nước thải được duy trì tốt và hoạt động với hiệu suất xử lý tối ưu.
Hình 1. Bọt sinh ra trong quá trình xử lý nước thải tại bể sinh học thiếu khí (anoxic).
Tiêu chí lựa chọn chất phá bọt chất lượng và hiệu quả
Chất phá bọt hiện nay trên thị trường có nhiều loại, với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Để lựa chọn được chất phá bọt chất lượng và đem lại hiệu quả xử lý cao cho hệ thống, cần xem xét các yếu tố:
- Chất phá bọt có khả năng tan hoàn toàn trong nước.
- Phá bọt cực nhanh, hiệu quả phá bọt kéo dài: Dạng nhũ hóa rất bền, không độc, không mùi, không bắt lửa.
- Không tạo vết dơ, dễ chùi rửa sạch.
- Không ảnh hưởng đến vi sinh, không gây độc hại, ô nhiễm môi trường, và con người, đặc biệt không phát sinh chất thải.
Làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải không bị nổi bọt?
Trong xử lý nước thải, cách mà các nhà vận hành sẽ kiểm soát vấn đề tạo bọt là bổ sung chất phá bọt khi hệ thống bị nổi bọt. Tuy nhiên nếu tính toán liều lượng chất phá bọt cần sử dụng không cẩn thận hoặc chậm sử dụng có thể sẽ làm cho tình trạng nổi bọt trầm trọng thêm. Chi phí hóa chất và nhân công bổ sung có thể tăng lên nhanh chóng.
Một trong những giải pháp hiệu quả, an toàn cho vi sinh là: Cân bằng tỷ lệ F/M của bể sinh học, sau đó sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hàm lượng MLSS trong bể. Từ đó, sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, ngăn ngừa sự hình thành bọt. Ngoài ra, Microbe-Lift IND còn có khả năng xử lý các chất ô nhiễm liên quan tới BOD, COD, TSS, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải.
Hình 2. Sản phẩm men vi sinh lỏng Microbe-Lift IND chuyên dùng nuôi cấy vi sinh và tăng hàm lượng MLSS trong bể sinh học thiếu khí và hiếu khí.
So với việc để hệ thống xử lý nước thải xuất hiện bọt rồi mới sử dụng chất phá bọt để khắc phục thì phòng ngừa giúp hệ thống tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn cho người vận hành. Để được tư vấn về cách ngăn ngừa bọt xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải bằng men vi sinh Microbe-Lift IND, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Cách tính dinh dưỡng trong xử lý nước thải