Tắc nghẽn ống thoát nước bếp ăn nhà hàng – khách sạn, làm sao để xử lý?

Tại khu vực bếp tập trung tại nhà hàng – khách sạn, hệ thống thoát nước là yếu tố giúp đảm bảo quá trình chế biến diễn ra suôn sẻ, hợp vệ sinh và an toàn. Tuy vậy, nhiều đơn vị vẫn gặp phải tình trạng tắc nghẽn ống thoát, khiến nước thải bị ứ đọng, mùi hôi lan rộng và hoạt động bếp bị gián đoạn, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ và cảm nhận của khách hàng. Vậy nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì? Và làm thế nào để xử lý triệt để?

Tắc nghẽn ống thoát nước bếp ăn nhà hàng - khách sạn, làm sao để xử lý?

Nguyên nhân khiến bếp nhà hàng – khách sạn thường xuyên bị tắc nghẽn ống thoát

Một sai lầm phổ biến là cho rằng nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn nằm ở rác thải vụn hoặc thức ăn dư thừa. Trên thực tế, thủ phạm chính lại đến từ những thành phần tưởng như vô hại – đó chính là dầu mỡ.

Dầu mỡ đổ trực tiếp vào bể thoát nước.
Dầu mỡ đổ trực tiếp vào bể thoát nước.

Trong quá trình chế biến món ăn, dầu ăn, mỡ động vật, nước chiên rán,… đều được sử dụng với số lượng lớn. Sau khi chế biến, phần mỡ thừa này thường được xả trực tiếp xuống bồn rửa, trôi theo dòng nước mà không qua bất kỳ thiết bị xử lý nào. Thoạt nhìn, có vẻ chúng “biến mất” rất nhanh. Nhưng thực tế thì:

  • Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, dầu mỡ đông đặc lại và bắt đầu bám vào thành ống. Lâu ngày chúng tích tụ thành mảng lớn, khiến đường ống ngày càng hẹp lại.
  • Kết hợp với tinh bột (như cơm, bún, mì, khoai,..), vụn thức ăn còn sót lại trong chén đĩa hay rác vụn nhỏ li ti. Chúng tạo thành những cục tắc cứng đầu, bám cực chắc vào các đoạn gấp khúc, khớp nối. Đây cũng là lý do khiến tình trạng tắc nghẽn thường xuyên xuất hiện ở các vị trí khúc khuỷu và rất khó xử lý bằng tay hoặc hóa chất thông thường.

Hệ lụy của một hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn

Hậu quả tình trạng tắc nghẽn không chỉ gây ra sự bất tiện nhất thời mà còn dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Cụ thể

– Gián đoạn quy trình vận hành bếp:

  • Tắc nghẽn ống thoát khiến nước rửa và nước thải không thể thoát kịp, chậu rửa bị ứ đọng, nước bẩn tràn ra sàn, khu bếp luôn trong tình trạng ẩm ướt, trơn trượt và mất vệ sinh nghiêm trọng.
  • Bếp buộc phải dừng hoạt động để xử lý sự cố, quy trình vận hành bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc và tốc độ ra món, đặc biệt nguy hiểm trong các khung giờ cao điểm khi bếp cần hoạt động hết công suất.
Tắc nghẽn ống thoát do dầu mỡ đóng dính dày đặc tại thành ống.
Tắc nghẽn ống thoát do dầu mỡ đóng dính dày đặc tại thành ống.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách “hóa lỏng dầu mỡ bếp ăn nhà hàng” hiệu quả

– Ảnh hưởng tiêu chuẩn VSATTP & trải nghiệm khách hàng:

  • Nước thải ứ đọng tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, dễ dẫn đến vi phạm tiêu chuẩn VSATTP.
  • Mất điểm VSATTP có thể khiến cơ sở bị phạt, mất uy tín và ảnh hưởng đến xếp hạng trong ngành F&B – lưu trú.
  • Mùi hôi từ đường ống lan rộng, đặc biệt tại các khu bếp mở, buffet hoặc quầy nấu trực tiếp, gây khó chịu cho thực khách.
  • Đối với khách sạn và resort cao cấp, đây là “điểm trừ” lớn trong đánh giá dịch vụ, dễ ảnh hưởng đến trải nghiệm và phản hồi của khách.

– Chi phí xử lý phát sinh cao:

  • Khi dầu mỡ bị tắc nghẽn nghiêm trọng, các biện pháp thông thường như dùng hóa chất hoặc dụng cụ cơ bản không còn hiệu quả.
  • Lúc này, cần sử dụng thiết bị chuyên dụng như máy lò xo cơ học, máy nén khí hoặc máy áp lực cao để xử lý.
  • Trường hợp nghiêm trọng hơn phải tháo đường ống, thậm chí đục nền, gây gián đoạn hoạt động bếp và phát sinh chi phí lớn hơn nhiều lần so với đầu tư phòng ngừa ban đầu.

Giải pháp xử lý và phòng ngừa tắc nghẽn ống thoát do dầu mỡ

Để xử lý triệt để tắc nghẽn ống thoát nhà bếp, cần áp dụng giải pháp toàn diện, kết hợp xử lý kịp thời và phòng ngừa lâu dài để hệ thống luôn vận hành ổn định, sạch sẽ và bền vững.

– Lắp đặt bể tách mỡ đúng chuẩn – Giải pháp nền tảng để ngăn ngừa tắc nghẽn:

Trong số các biện pháp kiểm soát dầu mỡ thải tại khu bếp, lắp đặt bể tách mỡ đạt chuẩn được xem là giải pháp quan trọng và mang lại hiệu quả bền vững nhất. Thiết bị này giúp giữ lại dầu mỡ và rác thô trước khi nước thải chảy vào đường ống, ngăn ngừa tắc nghẽn ống thoát từ đầu nguồn.

– Bảo trì hệ thống đường ống định kỳ, giữ cho hệ thống luôn thông suốt:

Nên có kế hoạch vệ sinh hệ thống thoát nước định kỳ 1–3 tháng/lần, sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp với máy lò xo hoặc áp lực nước cao để làm sạch sâu mà không cần tháo dỡ.

– Đào tạo nhân viên bếp – Nâng cao ý thức, giảm thiểu rủi ro từ gốc:

Nâng cao ý thức và thói quen của nhân viên bếp là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Các nhà hàng – khách sạn cần tổ chức đào tạo ngắn hạn cho nhân viên bếp về quy trình xử lý dầu mỡ đúng cách, cụ thể:

  • Không đổ dầu mỡ thừa xuống bồn rửa.
  • Sử dụng rổ lọc để ngăn cặn bã, vụn thức ăn xuống đường ống.
  • Thu gom dầu mỡ thừa vào thùng chứa chuyên dụng và xử lý theo quy định vệ sinh môi trường.

– Ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp phân hủy dầu mỡ:

  • Vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỡ thành CO₂ và nước giúp duy trì đường ống sạch sẽ và bảo vệ hệ thống khỏi sự ăn mòn mà các hóa chất thông cống thông thường có thể gây ra.
  • Giải pháp này không chỉ an toàn, thân thiện với môi trường mà còn mang lại hiệu quả lâu dài, giúp duy trì sự thông thoáng cho hệ thống và có thể sử dụng định kỳ để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định.

Để giải quyết triệt để tình trạng dầu mỡ tích tụ trong hệ thống thoát nước bếp và đảm bảo sự thông thoáng lâu dài, men vi sinh Microbe-Lift DGTT là lựa chọn đáng tin cậy cho các nhà hàng – khách sạn. Sản phẩm chứa vi sinh chuyên biệt giúp phân hủy dầu mỡ, khử mùi, ngăn ngừa tắc nghẽn ống thoát nước và ăn mòn, dễ sử dụng, an toàn và thân thiện môi trường – giúp nhà hàng – khách sạn tiết kiệm chi phí, vận hành bền vững.

Men vi sinh Microbe-Lift DGTT dùng để xử lý tắc nghẽn do dầu mỡ.
Men vi sinh Microbe-Lift DGTT dùng để xử lý tắc nghẽn ống thoát do dầu mỡ.

Liên hệ với BIOGENCY qua số HOTLINE 0909 538 514 để nhận tư vấn phương án chi tiết giải quyết tắc nghẽn ống thoát nước cho bếp ăn nhà hàng – khách sạn của bạn!

>>> Xem thêm: 7 bước giúp xử lý nước thải nhà hàng đạt chuẩn

Để lại một bình luận