Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas?

Việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nước sản xuất mà còn giúp bảo vệ môi trường, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao tính nhân văn và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn chủ đề “Tái sử dụng nước thải tinh bột mì” qua bài viết dưới đây.

Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas?

Nhu cầu tái sử dụng nước thải tinh bột mì của các nhà máy hiện nay

Hiện nay nhiều nhà máy sản xuất tinh bột mì ra đời, tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần vào đóng góp ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội do hoạt động của nhà máy mang lại thì hoạt động sản xuất của nhà máy cũng không tránh khỏi gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải của nhà máy chế biến tinh bột mì bao gồm các dạng: Chất thải rắn, nước thải và khí thải. Những dạng chất thải này cần được quan tâm và có biện pháp xử lý phù hợp. Trong đó, nước thải là vấn đề rất cấp thiết mà nhà máy cần phải có biện pháp xử lý và tái sử dụng hiệu quả.

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chế biến tinh bột mì đã tái sử dụng nước sau xử lý vào các giai đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất mới như rửa củ, tách bã …

Việc tái sử dụng nước thải tinh bột mì không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nước sản xuất mà còn giúp bảo vệ môi trường, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao tính nhân văn và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì là điều mà nhiều nhà máy quan tâm.

Hình 1. Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì là điều mà nhiều nhà máy quan tâm.

Nước thải tinh bột mì cần đáp ứng tiêu chuẩn nào để có thể tái sử dụng?

Hai quy trình xử lý nước thải tinh bột mì quan trọng là:

  • Giai đoạn 1: Xử lý nước thải tại hầm Biogas.
  • Giai đoạn 2: Xử lý nước thải sau hầm Biogas.

Nước thải tinh bột mì sau khi được xử lý qua hầm Biogas để có thể tái sử dụng cần phải xử lý qua tiếp hệ thống xử lý nước thải phía sau để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đã ban hành QCVN 63:2017/BTNMT về các yêu cầu thông số cho nước thải đầu ra áp dụng cho nước thải tinh bột sắn.

Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6 – 9 5,5 – 9
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
3 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
4 COD Cơ sở mới mg/l 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
5 Tổng Nitơ
(tính theo N)
Cơ sở mới mg/l 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Tổng Xianua (CN) mg/l 0,07 0,1
7 Tổng Phốtpho (P) mg/l 10 20
8 Tổng Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3 000 5 000

Trong đó:

  • Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

Do vậy, để tái sử dụng nước thải tinh bột mì, việc xử lý để làm sao nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT là rất quan trọng.

Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas?

– Thứ nhất, tối ưu quá trình xử lý tại hầm Biogas để giảm tải cho bước xử lý tiếp theo:

Để có thể tái sử dụng nước thải tinh bột mì thì quá trình xử lý ở hầm Biogas cần chú ý đến hiệu suất xử lý COD, BOD và TSS. Trong trường hợp hiệu suất xử lý hầm Biogas thấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải phía sau, làm nước đầu ra không đạt Quy chuẩn, không thể tái sử dụng.

Hầm Biogas có tác dụng phân hủy hợp chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí, xử lý khoảng 70-90% COD, 70-90% BOD5 và một phần SS. Tuy nhiên trong công nghệ xử lý kỵ khí, cần lưu ý đến 2 yếu tố quan trọng:

  • Duy trì sinh khối quần thể vi sinh vật càng nhiều càng tốt.
  • Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi sinh.

Khi hai yếu tố trên đáp ứng, công trình xử lý kỵ khí có thể áp dụng tải trọng rất cao.

Hầm Biogas trong xử lý nước thải tinh bột mì.

Hình 2. Hầm Biogas trong xử lý nước thải tinh bột mì.

– Thứ hai, xử lý các chất ô nhiễm còn sót lại sau hầm Biogas để nước thải đầu ra đạt chuẩn, có thể tái sử dụng:

Nước thải sau khi xử lý kỵ khí ở hồ Biogas được dẫn đến hồ lắng sinh học và sau đó tiếp tục được dẫn tới trạm xử lý nước thải phía sau, bao gồm hồ thiếu khí và hồ sục khí nhằm xử lý các chất hữu cơ và vô cơ còn lại.

Nước sau xử lý hiếu khí tại hồ sục khí được dẫn tới hệ thống bể lắng sinh học nhằm loại bỏ các chất lơ lửng, sinh khối do vi sinh vật tạo ra và thu hồi bùn.

Nước sau xử lý đạt QCVN 63:2017/BTNMT một phần được tuần hoàn phục vụ sản xuất, một phần nước thải sau xử lý sẽ được xả thải ra Môi trường.

Để tận dụng nguồn nước sản xuất, Nhà máy cần bố trí lắp đặt các bơm tại bể lắng và hồ thu để tiến hành tuần hoàn về hồ chứa sau đó bơm lại để phục vụ sản xuất. Hồ được lót HDPE chống thấm và lắp đặt máy bơm để tuần hoàn, chủ yếu sử dụng ở bộ phận rửa củ và tách bã với phương án tuần hoàn nước để phục vụ sản xuất.

Trên đây, Biogency đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas. Để được tư vấn về các giải pháp sinh học giúp xử lý nước thải tinh bột mì hiệu quả, bạn hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Kiến thức về vận hành hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì, có thể bạn chưa biết!