Các nhà máy xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc giữ sạch môi trường bằng cách xử lý nước thải trước khi xả vào các nguồn tiếp nhận. Quy trình xử lý nước thải thông thường bao gồm các phương pháp: vật lý, hóa học và sinh học. Trong đó, giai đoạn xử lý sinh học được sử dụng phổ biến ở nhiều hệ thống xử lý nước thải. Vậy làm cách nào để tăng hiệu suất xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải? BIOGENCY mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
Xử lý sinh học là gì?
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là công nghệ được thiết kế để phân hủy các chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải nhờ vào hoạt động của vi sinh vật. Các chủng vi sinh vật sử dụng các chất ô nhiễm hòa tan này như chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Quá trình xử lý sinh học có thể diễn ra trong điều kiện có oxy (xử lý hiếu khí) hoặc không có oxy (xử lý kỵ khí).
Tăng hiệu suất xử lý sinh học kỵ khí
Xử lý sinh học kỵ khí là một quá trình các vi khuẩn kỵ khí phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy, sản phẩm tạo ra bao gồm hỗn hợp khí sinh học và các chất khác. Khí sinh học là hỗn hợp của các thành phần chính là CH4, CO2 và một lượng nhỏ H2S, NH3, O2, …. Khí sinh học có thể dùng thay thế nhiên liệu hóa thạch trong quá trình tạo ra hơi nước, nhiệt và điện.
Thành phần và chất lượng của khí sinh học phụ thuộc vào đặc tính của nước thải và điều kiện xử lý như nhiệt độ, thời gian lưu và tải trọng xử lý của bể kỵ khí. Quá trình phân hủy kỵ khí bao gồm 04 giai đoạn: Thủy phân, Acid hóa, Acetat hóa, Metan hóa.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của bể kỵ khí chính là hàm lượng và tỷ lệ MLVSS/ MLSS. Tỉ lệ MLVSS/ MLSS thông thường > 0,4. Đối với từng loại nước thải ứng với bể kỵ khí thì sẽ hình thành nên tỉ lệ MLVSS/ MLSS khác nhau, do đó cần theo dõi tỉ lệ MLVSS/ MLSS ở thời điểm bể kỵ khí đạt đỉnh tải lượng xử lý để kiểm soát giá trị này xuyên suốt quá trình vận hành bể kỵ khí để tăng giảm khi cần tăng giảm tải lượng xử lý ứng với tải lượng đầu vào.
Đối với bể kỵ khí hoạt động lâu ngày và không được vận hành tốt, hàm lượng MLVSS/ MLSS có thể giảm tới 70 – 80%, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của bể kỵ khí, gây sốc tải cho hệ hiếu khí phía sau. Để ổn định hàm lượng MLVSS/ MLSS, cần bổ sung thêm các chủng vi sinh vật kỵ khí có trong dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA của Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.) vào bể kỵ khí định kỳ.
Tăng hiệu suất xử lý sinh học hiếu khí
Xử lý sinh học hiếu khí là quá trình vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để chuyển đổi các thành phần hữu cơ hòa tan thành CO2, H2O và sinh khối. Ngoài ra, cũng trong điều kiện hiếu khí, các vi sinh vật Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp. oxy hóa N-Amonia và N-Nitrit để tạo thành N-Nitrat (quá trình Nitrat hóa).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học hiếu khí bao gồm: tỷ lệ chất dinh dưỡng C/N/P thích hợp liên quan đến lượng sinh khối, pH, độ kiềm Carbonat, DO, nhiệt độ, tỷ lệ nội tuần hoàn, tỷ lệ tuần hoàn bùn,… và nhất định không có chất độc hại (Chlorine, Javel, chất tẩy rửa, …).
Các công nghệ xử lý nước thải có sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí thông thường có độ ổn định cao hơn, ít nhạy cảm hơn với những biến động của nước thải và các thông số của nguồn thải đầu vào.
Công nghệ bùn hoạt tính được sử dụng phổ biến trong giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí. Bùn hoạt tính thường chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện vận hành và đặc tính nguồn thải đầu vào.
Các yếu tố thường gây ra hiện tượng sốc tải bùn hoạt tính bao gồm: Nước thải có độ mặn cao, hàm lượng BOD/COD tăng cao đột ngột, có chất tẩy rửa hoặc ức chế ở nguồn thải đầu vào.
Để ngăn ngừa tình trạng sốc tải, nổi bọt, nổi bùn trên bề mặt bể hiếu khí, cần bổ sung thêm các chủng vi sinh vật hiếu khí có trong dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 của Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.) vào bể hiếu khí định kỳ.
Thông qua nhiều đơn vị nhà thầu thi công môi trường, BIOGENCY đã giúp ổn định và tăng hiệu suất xử lý sinh học kỵ khí – hiếu khí cho nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau, từ khó và phức tạp như nước thải chăn nuôi cho đến các loại nước thải đơn giản hơn như nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Giải pháp không chỉ giúp các đơn vị vận hành rút ngắn thời gian xử lý mà còn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín cho các nhà thầu.
Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi cấy vi sinh, BIOGENCY luôn chủ động hỗ trợ tối đa cho các nhà thầu thi công môi trường trong khả năng của mình bằng việc khảo sát trực tiếp hệ thống, kiểm tra, đánh giá, phân tích mẫu và đưa ra phương án xử lý hiệu quả, tối ưu chi phí. Hãy nhanh tay gọi về số Hotline: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải nhiễm mặn đạt hiệu quả cao bằng “vi sinh chịu mặn”