Tảo mắt là một trong những loài tảo gây độc (gây hại) cho vụ tôm. Bà con cần hiểu rõ về nguyên nhân khiến tảo mắt xuất hiện, tác hại cũng như cách kiểm soát tảo để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chúng đến vụ nuôi. Bài viết dưới đây của Biogency sẽ giúp bà con giải đáp các thông tin này.
Nguyên nhân gây xuất hiện tảo mắt trong ao nuôi tôm
Tảo mắt phát triển ở những vùng nước bị phú dưỡng hóa, có nghĩa là có hàm lượng Nitơ và Phốtpho trong nước cao. Loài tảo này phát triển rất nhanh trong môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Môi trường nước càng bị ô nhiễm, tảo mắt phát triển càng nhanh, chúng di chuyển nhanh do đặc điểm là có lông roi trên đầu và mắt có có điểm màu đỏ.
Khi tảo mắt phát triển quá mức sẽ sử dụng nguồn oxy rất lớn từ trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài khác. Một số loài tảo mắt thường xuất hiện trong ao tôm là Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp…
Hình 1. Hình ảnh tảo mắt khi soi dưới kính hiển vi.
Trong nuôi tôm, lượng thức ăn thừa và chất thải của tôm làm sinh ra lượng chất ô nhiễm trong nước ngày càng cao, hàm lượng Nitơ và Phốtpho tích tụ ngày càng nhiều trong nước ao và trong đất, đây là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nước ao ngày càng xấu đi, là môi trường thuận lợi cho tảo mắt phát triển.
Tảo mắt gây hại cho ao tôm như thế nào?
Vì tảo mắt là một loài tảo gây độc cho ao tôm, do đó, sự xuất hiện của chúng tạo ra những bất lợi:
- Tiết ra chất độc gây hoại tử gan tôm: Với cơ chế tự nhiên, tảo mắt sinh ra mùi gây thu hút loài tôm, khi đó tôm vốn là loài háu ăn nên sẽ ăn các loại tảo trong đó có tảo mắt. Chất độc trong tảo mắt sẽ tiết ra và gây độc hoại tử gan tôm. Tôm bị các bệnh như gan tụy cấp, bệnh đường ruột,…
- Cạnh tranh oxy với tôm: Với khả năng phát triển rất nhanh trong điều kiện môi trường thuận lợi, tảo mắt sẽ lấy nhiều oxy trong nước, cạnh tranh oxy trực tiếp với tôm, gây ra hiện tượng tôm thiếu oxy, bơi lờ đờ, ăn yếu, dễ bệnh,…
- Tảo tàn: Tảo mắt chết sẽ gây ra hiện tượng tảo tàn, làm ô nhiễm nước ao. Chất lượng nước xấu và lượng oxy hòa tan giảm mạnh ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra, tôm ăn phải xác tảo tàn sẽ dễ gây ra các bệnh đường ruột cho tôm, làm tôm chậm lớn và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Dấu hiệu nhận biết ao tôm bị tảo mắt
- Quan sát bằng mắt thường: Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má.
Hình 2. Ao tôm xuất hiện nhiều tảo mắt làm nước ao có màu nâu đen.
- Quan sát trên kính hiển vi: Tảo mắt di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào có điểm mắt màu đỏ.
Cách kiểm soát và diệt tảo mắt trong ao tôm
– Cách kiểm soát sự phát triển của tảo mắt
- Kiểm soát chất ô nhiễm trong ao, hạn chế sự tích lũy hàm lượng Nitơ và Phốt pho trong ao là điều kiện cho tảo mắt phát triển.
- Kiểm soát cách cho ăn, tránh lượng thức ăn dư thừa quá nhiều.
- Thay nước hoặc si phông đáy thường xuyên để giảm bớt lượng chất ô nhiễm trong ao
- Sử dụng men vi sinh để giúp phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm nước.
- Xử lý nước cấp đầu vào để tránh tảo mắt tồn tại trong nguồn nước.
– Biện pháp diệt tảo mắt/ cắt tảo mắt
- Cắt tảo mắt bằng vôi
Khi ao đã xuất hiện tảo mắt, có thể sử dụng vôi để cắt tảo. Các bước thực hiện như sau:
+ Bước 1: Dùng vôi để diệt tảo mắt
Sử dụng liều lượng 30 kg vôi cho ao 1.000 m3 nước: ngâm vôi nung hoặc vôi đá qua đêm để bón xuống ao. Thời điểm tạt vôi tốt nhất là 3 giờ sáng. Thực hiện trong 2 ngày liên tiếp. Lưu ý: đo độ kiềm trong ao, phương pháp này phù hợp với trường hợp độ kiềm thấp.
+ Bước 2: Sau khi diệt tảo có thể kết hợp vớt xác tảo và đánh men vi sinh để nhanh chóng phân hủy xác tảo, tránh gây ảnh hưởng đến tôm.
+ Bước 3: Duy trì chất lượng nước ao bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để kiểm soát chất lượng nước, giảm chất ô nhiễm và sự phát triển của tảo mắt.
- Cắt tảo bằng Men vi sinh Microbe-Lift BPD
Với cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo, men vi sinh là biện pháp an toàn và hiệu quả lâu dài. Đánh men vi sinh Microbe-Lift BPD 3 nhịp liên tục với liều lượng 65gram cho ao 1.000 m3 để cắt tảo.
Đầu tiên, khi được tạt xuống ao men vi sinh Microbe-Lift BPD sẽ phân giải và sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước (đang là nguồn thức ăn cung cấp cho tảo). Tảo bị mất nguồn thức ăn đột ngột sẽ chết. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế được vấn đề sụp tảo do dùng hóa chất. Tảo chết sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh hoạt động cho đến khi tảo được xử lý hết.
Để phòng tránh sự xuất hiện của tảo mắt gây ảnh hưởng đến tôm và mùa vụ, bà con nên áp dụng những giải pháp nuôi tôm an toàn bằng cách kết hợp sử dụng men vi sinh ngay từ đầu vụ nuôi, mục đích để tạo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển, tăng sức đề kháng cho tôm và kiểm soát được các tác nhân gây hại có thể xuất hiện trong ao tôm như tảo mắt.
Để được tư vấn thêm về các giải pháp sinh học hiệu quả trong nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi tôm thành công.
>>> Xem thêm: 3 cách diệt tảo lam trong ao nuôi tôm. Cách nào mang lại hiệu quả tối ưu cho bà con?