Tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm

Tảo đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm, là nguồn thức ăn tự nhiên mà tôm ưa thích. Tuy nhiên, việc tảo phát triển quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến ao nuôi cũng như năng suất vụ nuôi. Trong ao nuôi có rất nhiều loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… và đặc biệt là tảo sợi. Tảo sợi khi bùng phát mạnh sẽ gây ra rất nhiều rủi ro không mong muốn. Vậy tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm như thế nào để hiệu quả?

Tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm

Tảo sợi là gì? Tác hại của tảo sợi trong ao nuôi tôm

Tảo sợi là một loại tảo đơn bào hay đa bào, thuộc vào nhóm tảo xanh, có cấu trúc dạng sợi dài và thường thấy trong môi trường nước. Tảo sợi có khả năng tự phát triển tạo ra những tia sợi dài, mảnh và tạo thành những bụi tảo hoặc lớp mảng màu xanh dày đặc trên bề mặt nước. Tảo sợi phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường thuận lợi như: ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, và hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao.

Tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm
Tảo sợi thuộc nhóm tảo xanh, có dạng sợi dài và thường thấy trong môi trường nước.

Tảo sợi thường sống trong môi trường nước ngọt, chúng có khả năng chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và tăng trưởng nhanh chóng trong các điều kiện thuận lợi. Thời điểm thích hợp để tảo sợi sinh sôi và phát triển mạnh mẽ nhất là vào mùa đông và đầu mùa xuân. Tảo sợi cũng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước ngọt: cung cấp nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra oxy.

Tuy nhiên, ngoài 2 lợi ích kể trên thì khi tảo sợi phát triển quá mức sẽ gây nên hiện tượng ”tảo nở hoa”, một số tác hại của tảo sợi trong ao nuôi tôm là:

  • Cạnh tranh dinh dưỡng: Khi tảo sợi phát triển quá mức trong ao nuôi tôm, chúng sẽ cạnh tranh với tôm trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường. Ngoài ra, khi tảo phát triển quá mức sẽ hình thành một lớp tảo dày trên bề mặt ao. Khi bà con cho tôm ăn, thức ăn sẽ bị cuốn vào tảo khiến tôm không ăn được và dần phân hủy tạo thành nguồn dinh dưỡng cho tảo sợi ngày càng phát triển. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm.
  • Giảm lượng oxy: Khi tảo sợi phát triển đông đặc, chúng có thể che phủ cả bề mặt ao, gây khó khăn cho quá trình trao đổi khí giữa nước và không khí. Điều này dẫn đến tình trạng làm thiếu hụt oxy trong ao, làm cản trở hô hấp gây nguy hiểm cho sự sống của tôm.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển: Tảo sợi cung cấp một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Khi tảo sợi trong ao phát triển quá mức tạo ra một lớp mảng dày đặc trên bề mặt ao sẽ trở thành nơi ẩn náu và dinh dưỡng cho vi khuẩn gây bệnh. Điều này làm gia tăng rủi ro gây bệnh cho tôm.
  • Sinh ra khí độc: Phần lớn tảo sợi sau khi chết đi sẽ sinh ra một lượng lớn khí độc NH3 và đồng thời làm gia tăng nồng độ khí độc NO2 cho ao tôm. Nếu lượng khí độc trong ao cao sẽ khiến tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, rớt cục thịt,… Ngoài ra, xác tảo khi chết đi sẽ rơi xuống đáy hình thành nên bùn đáy ao nuôi.
  • Gây tắc nghẽn hệ thống lọc: Khi tảo sợi phát triển nhanh có thể gắn kết lại với nhau và hình thành những búi tảo. Những búi tảo này có thể gây tắc nghẽn hệ thống lọc trong ao nuôi, làm giảm hiệu suất lọc nước.
Tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm
Tảo sợi trong ao nuôi tôm.

Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm

Để hạn chế tình trạng tảo phát triển quá mức trong ao nuôi, BIOGENCY khuyến khích bà con nên có những biện pháp phòng ngừa tình trạng tảo độc trước khi chúng bùng phát mạnh. Hiện nay, có 3 cách để diệt tảo, bà con có thể tham khảo dưới đây:

– Diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm bằng biện pháp vật lý

Đây là một biện pháp cơ bản và thường được dùng nhiều trong quá trình xử lý các loại tảo độc cũng như tảo sợi mà bà con thường hay áp dụng. Đây cũng là bước đầu tiên hỗ trợ giúp làm giảm đi lượng tảo trong ao, sau đó bà con mới dùng đến các biện pháp hóa học hay sinh học để xử lý triệt để.

  • Vớt tảo: Đây là cách đơn giản nhất mà bà con thường hay áp dụng, do tảo sợi thường tạo thành mảng lớn trên bề mặt ao nên phương pháp này khá dễ để thực hiện, bà con có thể dùng vợt hoặc lưới để vớt tảo lên. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ mang tính tạm thời vì chỉ loại bỏ được 1 phần của tảo sợi, còn lại phần tảo tích tụ dưới đáy thì không thể xử lý được.
  • Sục khí: Phospho là một trong 2 yếu tố chính để nuôi dưỡng tảo phát triển. Việc sục khí oxy vào đáy ao sẽ góp phần kích thích phospho hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi, nhờ vậy mà có thể ngăn cản lượng phospho gia tăng. Sau khi lượng phospho suy giảm, tảo sẽ mất đi nguồn thức ăn và chết dần theo thời gian. Biện pháp này nghe qua tuy hữu dụng, nhưng phù hợp hơn khi áp dụng cho sự kiểm soát các loại tảo nổi.
  • Dùng lưới chắn: Sử dụng lưới chắn để ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi. Lưới này được đặt ở mặt nước giúp cản trở tảo sợi lên bề mặt và hạn chế sự lan rộng của chúng. Lưới chắn có thể là lưới nhỏ hoặc tấm màng có lỗ nhỏ để ngăn chặn tảo sợi vượt qua.
  • Kỹ thuật tạo sóng: Sử dụng kỹ thuật tạo sóng nhẹ để làm đảo lộn và phá vỡ tảo sợi. Sóng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng máy tạo sóng hoặc bằng cách điều chỉnh vị trí và hướng của các đầu phun nước trong ao. Giúp đánh tan và phá vỡ tảo sợi, từ đó ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Tảo sợi là gì? Cách diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm
Vớt tảo là biện pháp đơn giản nhất, thường được bà con sử dụng.

– Diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm bằng biện pháp hóa học

Một số biện pháp hóa học có thể được áp dụng để kiểm soát và diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các chất hóa học được thực hiện một cách cân nhắc và tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất theo quy định. Dưới đây, là một số phương pháp hóa học dùng để diệt tảo:

  • Chất oxy hóa: Các chất oxy hóa như oxy già (H2O2) và thuốc tím (KMnO4) có thể được sử dụng cho đầu vụ nuôi và cuối vụ nuôi để kiểm soát tảo sợi trong ao nuôi. Chúng có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ và giết chết tảo sợi, tuy nhiên khi sử dụng nên tuân thủ thời gian sử dụng và liều lượng chính xác để tránh sốc tôm và môi trường nước.
  • Chất khử trùng: Các chất khử trùng như Chlorine (Cl2) và BKC có thể được sử dụng để diệt tảo sợi trong ao. Chúng có khả năng tiêu diệt tảo và vi khuẩn gây hại, tuy nhiên giống với biện pháp diệt tảo bằng chất oxy hóa, cần tuân thủ theo liều lượng và thời gian sử dụng để tránh tác động đến tôm và môi trường.
  • Dùng đồng sunfat: Đồng sunfat cũng được bà con dùng nhiều trong việc cắt tảo sợi. Đồng sunfat làm giảm khả năng quang hợp của tảo, làm gián đoạn sản xuất năng lượng và hạn chế sự phát triển của chúng. Sau đó, phá hủy màng tế bào của tảo, gây ra sự rối loạn chức năng của tế bào và cuối cùng là cái chết của tảo.

– Diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm bằng biện pháp hóa học

Đây là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất trong cắt tảo, bởi cơ chế cắt tảo từ từ, không gây sụp tảo ồ ạt. Các biện pháp sinh học thường là:

  • Sử dụng enzyme Bio-Choice AQUA và chất ức chế tảo: Một số enzyme và chất ức chế tảo có thể được sử dụng để kiểm soát và diệt tảo sợi, các chất này có thể làm giảm sự phát triển của tảo sợi bằng cách ức chế quá trình quang hợp.
  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift PBD: Men vi sinh Microbe-Lift PBD không những có vai trò cắt tảo độc nhanh chóng mà còn giúp phân hủy xác tảo tàn và làm sạch nước ao nuôi tôm, đồng thời giảm lượng khí độc sinh ra từ tảo tàn. Đây là biện pháp sinh học vừa mang tính an toàn nhưng lại vô cùng hiệu quả mà không gây hại đến tôm, ao nuôi và sức khỏe của người sử dụng.

Ngoài các biện pháp kể trên, bà con cũng có thể tham khảo thêm một số dòng sản phẩm khác, đều là những dòng vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift được nhập khẩu 100% tại Mỹ, sử dụng kết hợp với men cắt tảo để mang lại hiệu quả tốt nhất. Điển hình như:

  • Men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C chuyên làm sạch nước giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn,…
  • Men đường ruột Microbe-Lift DFM giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến bệnh đường ruột như: bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và rỗng ruột.

Mỗi biện pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng biệt. Thông qua bài viết trên, BIOGENCY hy vọng bà con hiểu được các loại tảo nói chung và tảo sợi nói riêng để có những biện pháp cân bằng xử lý cho ao nuôi phù hợp nhất. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ qua số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn “kiểm soát tảo độc từ đầu vụ nuôi tôm” để tránh ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ