Thận trọng dịch bệnh EHP bùng phát giai đoạn tôm 60 – 90 ngày tuổi

Dịch bệnh EHP gây tôm còi cọc, chậm lớn. Đây là bệnh thường gặp trong ao nuôi hiện nay và tính khó chịu của chúng cũng làm bà con rất khó khăn trong việc điều trị. EHP dễ bùng phát trong giai đoạn tôm 60-90 ngày tuổi, dù không gây chết nhưng bà con vẫn cần thận trọng đối với dịch bệnh này.

Thận trọng dịch bệnh EHP bùng phát giai đoạn tôm 60 - 90 ngày tuổi

Dịch bệnh EHP trên tôm gì?

EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei) là loại dịch bệnh trên tôm gây nên hiện tượng bệnh chậm lớn, còi cọc khiến năng suất giảm khi thu hoạch, giá bán thấp. Nguy hiểm hơn, khi tôm bị nhiễm dịch bệnh EHP khả năng sẽ bị nhiễm tiếp bệnh phân trắng là rất cao, gây nên tình trạng tôm chết trên diện rộng khi sắp thu hoạch, làm thất thoát mùa vụ nghiêm trọng.

Thận trọng dịch bệnh EHP bùng phát giai đoạn tôm 60 - 90 ngày tuổi

Hình 1. So sánh giữa tôm bình thường và tôm nhiễm bệnh EHP (tôm bị nhiễm dịch bệnh EHP bị còi cọc và chậm lớn hơn nhiều so với tôm bình thường).

Vì sao giai đoạn tôm 60-90 ngày tuổi dễ bị bùng phát dịch bệnh EHP?

Hầu hết khi tôm nuôi mới nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Đối với tôm giống thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển bình thường và sau khi tôm đạt đến trọng lượng từ 3-4g thì mới có một số trong đàn có dấu hiệu chậm lớn, tại đây nếu chưa lưu ý kỹ thì bà con vẫn còn nhầm tưởng với các tác động khác làm đàn tôm không đều nhau.

Sau đó, dần dần thấy tôm dừng lớn hẳn mới xét nghiệm và cho ra bệnh EHP. Đó là lý do vì sao khi dịch bệnh EHP bùng phát thì thời điểm đó tôm nuôi đã đạt ngày 60 trở đi, tôm ngừng lớn từ đây cho tới lúc thu hoạch làm giảm năng suất, giảm giá bán gây thiệt hại lớn cho bà con.

Mối tương quan giữa nhiễm EHP và “hội chứng phân trắng” (WFS):

Trong một số trường hợp, khi tôm nuôi bị nhiễm dịch bệnh EHP sẽ không gây chết nhưng đồng thời cũng làm tôm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở gan tụy, dẫn đến tiêu kém và có thể gây nên phân trắng. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ những ao nuôi tôm dương tính với EHP có tỷ lệ nhiễm WFS chiếm đến 96,4%.

Thêm vào đó, thực tế cho thấy rằng tôm từ EHP chuyển sang bệnh phân trắng sẽ gây chết tôm mặc dù trước đó tôm chỉ kém phát triển về size.

Cách phòng ngừa dịch EHP bùng phát trên tôm giai đoạn 60-90 ngày tuổi

Tôm nhiễm EHP không biểu hiện triệu chứng rõ ràng từ giai đoạn đầu nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả EHP thật sự hiệu quả. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể lớn nhanh như bình thường, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến khi nuôi trồng.

– Quản lý tốt tôm giống:

  • Xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.
  • Lựa chọn con giống đều, khỏe mạnh từ đơn vị sản xuất tôm giống uy tín.

Thận trọng dịch bệnh EHP bùng phát giai đoạn tôm 60 - 90 ngày tuổi

Hình 2. Tôm giống sạch bệnh, khỏe mạnh là tiền đề cho vụ nuôi ít nhiễm bệnh.

– Khử trùng vật dụng sử dụng cho ao nuôi:

Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng, đặc biệt nếu ao nuôi vụ trước bị nhiễm dịch bệnh EHP, sau khi thu hoạch xong bà con cần khử trùng vật dụng và phơi chúng một thời gian trước khi sử dụng cho vụ mới.

– Kiểm soát môi trường và chất lượng nước:

  • Xi-phông đều đặn để tránh tình trạng giảm chất lượng nước trong ao nuôi.
  • Dùng men vi sinh xử lý nước từ đầu để quản lý môi trường, nước khỏe sẽ ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn phát triển. Xem thêm: Men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm Microbe-Lift >>>
  • Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của tôm kéo theo bệnh phân trắng.

– Quản lý tốt chất lượng thức ăn:

  • Đảm bảo thức ăn tươi sống không nhiễm EHP trong giai đoạn chọn lựa.
  • Sử dụng thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất uy tín.
  • Sử dụng men đường ruột hỗ trợ tôm tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Tham khảo thêm: Giải Pháp Men Đường Ruột Cho Tôm >>>

– Kiểm soát bệnh:

  • Thường xuyên quan sát ao nuôi, xét nghiệm định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ tôm nhiễm bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
  • Vớt hết tôm chết để tránh lây nhiễm trong ao.

Trên đây là một số thông tin về dịch bệnh EHP trên tôm cũng như cách để phòng tránh dịch bệnh EHP bùng phát khi nuôi tôm giai đoạn 60-90 ngày tuổi. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bà con để có những vụ nuôi tôm thành công.

>>> Xem thêm: Ao tôm nhiễm EHP cần xử lý như thế nào trước khi vào vụ mới?