Ao tôm nhiễm EHP cần xử lý như thế nào trước khi vào vụ mới?

EHP là viết tắt của Enterocytozoon hepatopenaei – Một loại dịch bệnh gây chậm lớn thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, có khả năng lây lan rộng và vi khuẩn EHP có khả năng tồn tại lâu ngày trên ao tôm nếu không có biện pháp xử lý triệt để. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con một số cách xử lý ao tôm nhiễm EHP trước khi vào vụ mới. Hãy cùng Biogency theo dõi nhé!

Ao tôm nhiễm EHP cần xử lý như thế nào trước khi vào vụ mới?

EHP là dịch bệnh với tốc độ lây lan nhanh chóng

Vi khuẩn EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng.

EHP không gây chết hàng loạt ở tôm vậy tại sao EHP được xem là 1 bệnh nguy hiểm?

Do EHP có hình thức lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử thải ra từ tôm nhiễm bệnh vào trong nước nuôi, sau đó sẽ xâm nhập vào tôm khỏe. Cụ thể, thử nghiệm gây nhiễm bằng cách nuôi chung tôm nhiễm EHP với tôm khỏe (PL12) cho thấy kể từ ngày thứ 6 trở đi tôm khỏe đều dương tính với EHP (tỷ lệ nhiễm 100%).

Với tỷ lệ lây lan quá nhanh chóng khiến tôm rất chậm phát triển về size gây ảnh hưởng đến chất lượng cân nặng tôm khi thu hoạch. Thậm chí tôm nhiễm EHP có một số biểu hiện như tôm mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột. Màu sắc tôm sẽ có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa. Tất cả đều làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm. Xem thêm: Làm cách nào để kiểm tra tôm bị nhiễm EHP? >>>

Tôm chậm phát triển size, còi cọc.

Hình 1. Tôm chậm phát triển size, còi cọc.

Do vậy, khi ao tôm nhiễm EHP, trước khi tiến hành nuôi vụ mới ao cần phải được xử lý cẩn thận. Bà con có thể tham khảo một số cách xử lý ao tôm nhiễm EHP được Biogency chia sẻ dưới đây và áp dụng cho ao nuôi của mình nhé!

Một số cách xử lý ao tôm nhiễm EHP trước khi vào vụ mới

Như đã thông tin với bà con, EHP là một loại dịch bệnh có lây lan vì thế một khi ao tôm đã nhiễm EHP thì ao đó sau khi thu hoạch phải được xử lý thật kĩ trước đưa vào vụ mới, tránh những nguy cơ tiềm ẩn và vi khuẩn bệnh từ ao tôm nhiễm EHP vụ trước làm ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.

Mặt khác, trong nuôi trồng thủy sản thì điều kiện về môi trường nước ao là thật sự quan trọng, việc chuẩn bị ao mới hay việc cải tạo ao cũ đều là bước tiền đề cho một mùa vụ mới giảm rủi ro về dịch bệnh, khí độc. Mục đích cải tạo ao là chuẩn bị một môi trường sống với nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định.

Dưới đây là những bước cải tạo ao bạt khi vụ trước đã bị nhiễm EHP:

– Phơi đáy ao:

  • Đối với ao lót bạt cần được chà sạch, phơi nắng tối đa 7 ngày để diệt mầm bệnh, xử lý bằng vôi để loại bỏ vi bào tử trùng, rửa, xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn nước kỹ trước khi gây màu nước.
  • Đối với ao đất rất khó xử lý do bào tử EHP có thể bám trên các lớp đất. Vì vậy cần cày và phơi khô đáy ao ít nhất 2 – 3 tuần. Xử lý bằng vôi, sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu nước để thả vụ nuôi mới.

– Cấp nước mới vào ao:

Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, để tránh cá tạp cá dữ xâm nhập vào ao. Ngoài ra:

  • Nguồn nước phải chủ động. Không bị ô nhiễm.
  • Giàu oxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít.
  • pH: 7 – 8,5.
  • Tiến hành cấp nước vào ao thành 2 lần:
    + Lần 1: Cấp nước vào ao với mực nước 0,3 – 0,5 m, sau đó gây màu nước và ngâm ao 3 – 5 ngày.
    + Lần 2: Cấp đủ mực nước theo yêu cầu.

Khi ao tôm nhiễm EHP, việc cải tạo đáy ao trước khi vào vụ mới cần thực hiện kỹ lưỡng.

Hình 2. Khi ao tôm nhiễm EHP, việc cải tạo đáy ao trước khi vào vụ mới cần thực hiện kỹ lưỡng.

– Gây màu nước trà ưa thích cho tôm:

  • Màu nước trà là màu ưa sống của tôm, giúp tôm không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào gây stress tôm, màu trà cũng tránh được ánh sáng chiếu xuống đáy ao kích thích tảo bất lợi phát triển.
  • Màu nước tốt nhất là màu của tảo khuê (tảo Silic), không những gây màu trà mà tảo khuê còn là nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng cho tôm. Tảo khuê giúp tạo thêm oxy hòa tan và ổn định nhiệt độ môi trường trong nước ao.
  • Xem thêm: Men vi sinh gây màu trà ao tôm – Microbe-Lift AQUA C >>>

Phòng tránh ao tôm nhiễm EHP như thế nào?

Như bà con có thể thấy rằng, nếu để ao tôm nhiễm EHP, việc xử lý và cải tạo ao sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, phòng tránh việc ao tôm nhiễm EHP sẽ là lựa chọn hàng đầu mà bà con cần quan tâm khi nuôi tôm. Để đạt được điều này, việc bà con cần làm là:

  • Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ngay từ trại tôm nuôi bố mẹ.
  • Kiểm soát bệnh EHP ở trại tôm giống.
  • Kiểm soát bệnh EHP ở ao nuôi thương phẩm.
  • Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ở giữa các vụ nuôi, quan trọng là:
    + Tháo cạn nước, kiểm tra kỹ đáy ao ở những chỗ bùn nhiều và những chỗ còn đọng nước.
    + Sử dụng lớn hơn 15 ppm thuốc tím hoặc lớn hơn 40 ppm Clorine để bất hoạt các bào tử (theo Kallaya, 2018).
    + Đối với ao đất có thể dùng vôi CaO với lượng lớn hơn 6 tấn/ha nâng pH 8 lên 11. Ao phải khô hoàn toàn, bón vôi và cày đáy ao ở độ sâu khoảng 10 -12 cm, sau đó lấy nước vào vừa đủ ẩm để kích hoạt vôi.
    + Xử lý nước trước khi thả tôm bằng Clorine liều 18g/m3 để loại bỏ các loài giáp xác hoang dã.
    + Đảm bảo tuyệt đối môi trường nước trước thi thả tôm mới. Ao nước sạch ngay từ đầu sẽ giảm rất nhiều nguy cơ phát sinh bệnh cho tôm kể cả khí độc NO2, NH3.

Qua bài viết trên BIOGENCY đã giúp bà con hiểu rõ hơn về dịch bệnh EHP và một số cách điều trị, xử lý và phòng ngừa dịch bệnh này trên tôm. Nếu có khó khăn trong quá trình xử lý ao tôm nhiễm EHP, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Cách chi tiết để kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm