Thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác

Thông thường, các thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác thay đổi tùy thuộc vài từng giai đoạn phân hủy và thành phần của rác thải. Nhìn chung các chỉ tiêu ô nhiễm cao như Amoniac, Nitơ và các các chất độc hại như kim loại nặng là những chỉ tiêu khó kiểm soát đối với hệ thống xử lý nước thải.

Thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác

Nước rỉ rác là gì?

Nước rỉ rác là loại nước thải được phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong rác thải. Loại nước thải này chứa các thành phần ô nhiễm, độc hại chảy qua các tầng rác thải, kéo theo các chất ô nhiễm chảy vào tầng dưới của bãi chôn lấp. Nước thải rỉ rác chứa các thành phần ô nhiễm rất cao và rất độc hại là do nó được hình thành từ sự phân hủy của các loại rác thải.

Bên cạnh đó, thành phần và nồng độ ô nhiễm của nước thải rỉ rác còn phụ thuộc vào độ tuổi của bãi chôn lấp, thành phần rác, các phản ứng lý, hóa, sinh xảy ra trong quá trình phân hủy của rác.

Nước rỉ rác từ bãi rác đô thị chứa các chất ô nhiễm có thể được phân thành bốn nhóm chính là chất ô nhiễm hữu cơ và chất nền, hợp chất vô cơ, kim loại nặng, tổng chất rắn hòa tan (TDS) và màu sắc.

Thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác
Bãi chôn lấp rác (Nguồn: qcvn.com.vn).

Các thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác

Dựa vào độ tuổi của nó, nước rỉ rác từ bãi rác có thể được chia thành ba nhóm chính đó là trẻ, trung bình và già. Ở các bãi chôn lấp ‘trẻ’ (tức là pha axit), nước rỉ rác có đặc điểm là độ pH thấp, nồng độ axit dễ bay hơi cao và đơn giản là chất hữu cơ bị phân hủy. Ở các bãi chôn lấp đã trưởng thành (tức là giai đoạn sinh metan), lượng khí metan được tạo ra trong nước rỉ rác và độ pH cao, và các vật liệu hữu cơ có mặt chủ yếu là các phần humic và fulvic.

Bảng 1: Thành phần nước thải điển hình (Nguồn: Intergrated Solid Wasted Management)

Thành phần Đơn vị Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm (> 10 năm)
Khoảng Trung bình
pH 4,5 – 7,5 6 6,6 – 7,5
BOD5 mg/l 2.000 – 20.000 10 100 – 200
TOC mg/l 1.500 – 20.000 6 80 – 160
COD mg/l 3.000 – 60.000 18 100 – 500
TSS mg/l 200 – 2.000 500 100 – 400
N-hữu cơ mg/l 10 – 800 200 80 – 120
NH3 mg/l 10 – 800 200 20 – 40
NO3 mg/l 5 – 40 25 5 – 10
P-tổng mg/l 5 – 100 30 5 – 10
Orthophotpho mg/l 4 – 80 20 4 – 8
Độ kiềm mgCaCO3/l 1.000 – 10.000 3.000 200 – 1.000
Ca2+ mg/l 50 – 1.500 250 50 – 200
Cl mg/l 200 – 3.000 500 100 – 400
Fe tổng mg/l 50 – 1.200 60 20 – 200
SO42- mg/l 50 – 1.000 300 20 – 50

Dựa vào Bảng 1, ta có thể thấy nước rỉ rác chứa thành phần chất hữu cơ cao, COD dao động từ 2.000 – 20.000 mg/l, TN dao động từ 200 – 2.000 mg/l, trong đó bao gồm Amoniac rất cao (giá trị trung bình khoảng 200 mg/l).

Ngoài ra, nước rỉ rác còn chứa nhiều các chất hòa tan trong nước, kim loại nặng như Ca2+ (2.000 – 2.500 mg/l), Zn2+ (0,84 mg/l), Ni2+ (0,5 mg/l), Cr3+ (0,12 mg/l), Cu2+ (0,46 mg/l), Pb2+ (<0,13 mg/l), Hg2+ (0,09 mg/l) và gồm các chất hữu cơ độc hại khác có thể kể đến như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ động vật, PCBs,…

Bảng 2: Thành phần, tính chất nước thải rỉ rác Gò Cát (Nguồn: Khoa Môi trường – ĐH Bách Khoa TPHCM & Đại học Văn Lang)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 pH 4,8 – 6,2
2 Độ kiềm mgCaCO3/l 1.200 – 4.500
3 TOC mg/l 18.700 – 31.900
4 COD mg/l 39.614 – 59.750
5 BOD mg/l 30.000 – 48.000
6 VFA
– Axit axetic
– Axit propionic
– Axit Butyric
– Axit Valeric
mg/l 21.878 – 25.182
2.569 – 5.995
1.309 – 2.663
4.122 – 4.842
1.789 – 2.838
7 TSS mg/l 1.760 – 4.311
8 VSS mg/l 1.120 – 3.190
9 N – tổng mg/l 336 – 2.500
10 N – NH3 mg/l 297 – 2.350
11 N – NO3 mg/l 5 – 8,5
12 P – tổng mg/l 55,8 – 89,6
13 Độ cứng mg/l 5.883 – 9.667
14 Ca2+ mg/l 1.670 – 2.739
15 Mg2+ mg/l 404 – 678
16 Cl mg/l 4.100 – 4.890
17 SO42- mg/l 1.590 – 2.340
18 Fe mg/l 204 – 208

Nhận xét: Từ 2 Bảng trên ta có thể thấy nước rỉ rác chứa các thành phần chất ô nhiễm với nồng độ cao và khó phân hủy do vậy cần phải kết hợp các phương pháp xử lý như: Xử lý cơ học -> xử lý hóa lý -> xử lý sinh học -> xử lý oxy hóa bậc cao…

Ảnh hưởng của nước rỉ rác đến môi trường

Một số tác động của nước rỉ rác đến đời sống của con người và môi trường có thể kể đến là:

  • Mùi hôi phát sinh từ rác thải và nước rỉ rác.
  • Lâu ngày, nước rỉ rác thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm.
  • Xuất hiện các loại ấu trùng, côn trùng gây bệnh như: ruồi, muỗi,… gây ra một số loại bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
  • Cản trở quá trình tự làm sạch của nguồn nước trong tự nhiên.
  • ..v..v..

Các chỉ tiêu ô nhiễm khó kiểm soát trong việc xử lý nước rỉ rác

Thông thường, các thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác thay đổi tùy thuộc vài từng giai đoạn phân hủy và thành phần của rác thải. Nhìn chung các chỉ tiêu ô nhiễm cao như Amoniac, Nitơ và các các chất độc hại như kim loại nặng là những chỉ tiêu khó kiểm soát đối với hệ thống xử lý nước thải.

Giải pháp xử lý nước rỉ rác

Đa phần đối với hệ thống xử lý nước thải rỉ rác thì giai đoạn xử lý sinh học được xem như là linh hồn của hệ thống. Để tối ưu hiệu suất xử lý của cụm sinh học thì ở giai đoạn xử lý cơ học và xử lý hóa lý phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo nước thải đầu vào cụm sinh học đạt các điều kiện giúp cho vi sinh hoạt động thuận lợi.

Thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác
Sơ đồ về công nghệ xử lý nước thải rỉ rác ở một đơn vị thu gom và xử lý rác thải.

BIOGENCY cùng với đội ngũ kỹ thuật đã mang đến giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để giải quyết các vấn đề khó khăn trong khâu vận hành, cải thiện hiệu suất xử lý của hệ thống và đảm bảo đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT.

Thành phần ô nhiễm của nước rỉ rác
Giải pháp xử lý nước rỉ rác với men vi sinh Microbe-Lift.
  • Microbe-Lift OC: Kiểm soát khí gây mùi trong vòng 30 phút

+ Kiểm soát khí gây mùi hôi phát sinh từ rác thải, nước thải.
+ Tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
+ Giảm sinh ra các hợp chất gây mùi hôi, xử lý các mùi hôi phát sinh trong không khí.
+ Xua đuổi ruồi muỗi và hạn chế những ấu trùng gây hại phát triển.

  • Microbe-Lift IND: Giảm BOD, COD, TSS đầu ra

+ Phục hồi hệ sinh học bị sốc tải.
+ Tăng hiệu quả của quá trình khử Nitrat về dạng Nitơ tự do.
+ Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 4%.

  • Microbe-Lift N1: Hiệu suất xử lý Nitơ Amonia đạt tối đa 99%

+ Thúc đẩy quá trình chuyển hóa Nitơ, tăng hiệu suất cho quá trình Nitrat hóa.
+ Hoạt động được với hàm lượng Amonia lên đến 1500 mg/l. Xử lý Nitơ Amonia đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT.

  • Microbe-Lift SA: Phân hủy lớp váng cứng trên bề mặt Biogas 

+ Giảm bùn, cặn trong hầm Biogas, tăng tối đa thể tích hữu dụng của hầm.
+ Phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene, Toluene, Xylene (BTX).

  • Microbe-Lift BIOGAS: Tăng hiệu suất xử lý bể kỵ khí/UASB

+ Tăng khả năng chịu tại của bể kỵ khí.
+ Ổn định chống sốc tải.
+ Giảm nồng độ BOD, COD, TSS sau bể kỵ khí.

Trên đây là bài viết của BIOGENCY về hệ thống xử lý nước thải rỉ rác. Nếu bạn có khó khăn và cần giải quyết vấn đề về cách xử lý nước thải sao cho hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về hiệu quả nhất cho hệ thống của bạn!

>>> Xem thêm: Xử lý Nitơ, Amonia đạt chuẩn loại A – Nhà máy xử lý nước thải rỉ rác Nam Bình Dương