Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS

Chúng ta thường thấy trong nước thải xuất hiện TDS, TSS – là các chỉ số dùng để đánh giá chất lượng nước vì chúng được xem như một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng cơ bản đến nguồn nước và cần được xử lý. Vậy TDS là gì? TSS là gì? Làm thế nào để phân biệt được TDS và TSS?

Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS

TDS – Thông số thể hiện lượng tổng chất rắn hòa tan

TDS (Total Dissolved Soilds) là tổng hàm lượng chất rắn hòa tan hoặc tổng nồng độ của các chất hòa tan trong nước. TDS được hình thành từ các hợp chất muối vô cơ và một phần nhỏ chất hữu cơ. Thành phần chủ yếu bao gồm các khoáng chất, chất hữu cơ, chất vô cơ, chất rắn lơ lửng trong nước hoặc không hòa tan (Cation Canxi, Magie, Natri,…và Anion Cacbonat, Clorua,…).

Thực tế TDS không được xem là một chất gây ô nhiễm chính, nó chỉ là thông số thể hiện sự xuất hiện của các chất hóa học có trong nước, biểu thị cho đặc tính chất lượng của nước uống.

Một đánh giá cho rằng, TDS quanh ngưỡng 80ppm có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu mức TDS quá thấp hoặc bằng không sẽ không được khuyến cáo vì ảnh hưởng đến độ pH cả nước và không chứa các khoáng chất cần thiết.

Để không ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe con người khi sử dụng, việc đảm bảo thông số TDS là hết sức cần thiết.

Các phương pháp đo TDS hiện nay:

Sử dụng bút đo Ec/TDS/Nhiệt độ DiST6 Sử dụng máy đo TDS
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS
Hãng sản xuất: Hanna Instrument – Rumani
Model: HI98312
Hãng sản xuất: Hanna Instruments – Rumani
Model: HI98197

Trong định lượng chất lượng nước, TDS được tính theo công thức:

TDS = TS – TSS

Trong đó:

  • TS: Tổng chất rắng trong nước.
  • TSS: Thể hiện chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng có trong nước.

TSS – Tổng chất rắn lơ lửng trong nước

TSS (Total Suspended Solids) là tổng chất rắn lơ lửng trong nước hay tổng khối lượng các chất không tan. Các chất này có thể là hạt hữu cơ, hạt vô cơ không thể trộn lẫn vào trong nước. TSS có thể hình thành trong tự nhiên, từ ảnh hưởng của thiên tai sạt lở, xói mòn đất, từ các hoạt động sản xuất của còn người.

Chất rắn lơ lửng trong nước không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. TSS cao ảnh hưởng đến độ trong của nước, làm tăng nhiệt độ và giảm mức oxy hòa tan tự nhiên trong nước. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước, ví dụ như cá khi bị thiếu oxy thì chúng khó tồn tại, thực vật sẽ khó quang hợp khi lượng TSS quá dày ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa khi nước chứa các vi khuẩn và tảo, thậm chí gây tử vong cho con người khi chứa các chất ô nhiễm như kim loại.

Các phương pháp đo TSS trong nước:

– Đo nhanh bằng thiết bị đo độ đục và TSS cầm tay PTH 090 hoặc máy đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cầm tay:

Thiết bị đo độ đục và TSS cầm tay PTH 090 Máy đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cầm tay
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS Tổng chất rắn hòa tan (TDS) là gì? Phân biệt TDS và TSS
Hãng: PalinTest
Model: PTH 090
Xuất xứ: Anh Quốc
Hãng: Partech – Anh
Model: 750W2
Xuất xứ: Anh Quốc

– Đo TSS trong phòng thí nghiệm:

Để tính lượng chất rắn lơ lửng thì áp dụng công thức sau:

TSS = TS – TDS

Quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng:

  • Cốc sứ hoặc platin hoặc thủy tinh,… có hàm lượng Silic cao trong chất liệu.
  • Tủ nung: 550 ± 50℃.
  • Bếp nung cách thủy.
  • Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu tương ứng với các thang độ ẩm khác nhau.
  • Tủ sấy đạt nhiệt độ: 103℃ đến 105℃.
  • Bộ lọc chân không.
  • Giấy lọc thủy tinh.
  • Cân phân tích với độ chính xác lên đến 0,1mg.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

  • Sấy khô cốc ở nhiệt độ 103℃ đến 105℃ trong thời gian 60 phút. Tiến hành nung cốc trong tủ nung ở nhiệt độ từ 500 đến 600℃ khoảng thời gian 1 giờ (Áp dụng cho trường hợp dùng cốc để xác định chỉ tiêu chất rắn bay hơi).
  • Sau khi lấy cốc từ tủ nung ra thì làm nguội trong 60 phút ở bình hút ẩm.
  • Cân khối lượng cốc sau khi làm nguội: a (gram).

Bước 3: Phân tích các thông số

  • Cách xác định chỉ tiêu chất rắn tổng cộng (TS) như sau:
    + Chọn mẫu: 2,5 mg – 200 mg.
    + Sấy mẫu nhiệt độ 103℃ đến 105℃ đến khối lượng không đổi.
    + Làm nguội mẫu tại bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong thời gian 60 phút.
    + Cân được khối lượng b (gram).
  • Xác định chất rắn bay hơi (TDS):
    + Thực hiện tiếp giai đoạn 2, khi nung phần khối lượng đã sấy trong tủ nung ở nhiệt độ 500 đến 600℃.
    + Làm nguội mẫu đến nhiệt độ cân bằng trong 1 giờ.
    + Cân ta được khối lượng c (mg).
  • Cách xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
    + Chuẩn bị giấy lọc thủy tinh và làm khô giấy lọc đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 103℃ đến 105℃ trong 60 phút.
    + Sau khi giấy lọc thủy tinh được làm nguội trong bình hút ẩm ta được khối lượng d (mg).
    + Xáo trộn đều mẫu cần xác định chất rắn lơ lửng qua giấy lọc. Làm bay hơi ở nhiệt độ 103 đến 105℃ đến khối lượng không đổi nước trong tủ sấy.
    + Tiến hành bỏ giấy lọc vào bình hút ẩm để làm nguội.
    + Đem cân khối lượng giấy lọc ta có khối lượng d (mg).

Bước 4: Tính toán lượng chất rắn lơ lửng TSS

  • Chất rắn tổng cộng TS (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml).
  • Chất rắn bay hơi TDS (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml).
  • Chất rắn lơ lửng TSS (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml).

Phân biệt TDS và TSS

Để phân biệt được TDS và TSS ta dựa vào các điểm sau:

Hạng mục TSS TDS
Đặc điểm Là hàm lượng của tổng chất rắn lơ lửng được giữ lại trên một bộ lọc. Là hàm lượng chất rắn hòa tan trong một dung dịch khi qua bộ lọc và khối lượng được hình thành sau khi sấy khô phần nổi của bộ lọc.
Khối lượng > 2 micron < 2 micron
Nhận biết Có thể quan sát nhìn thấy bằng mắt thường những cặn lơ lửng có trong nước. Khi sử dụng bút điện phân để đo TDS trong nước, màu sắc của nước sẽ phản ánh hiện trạng nguồn nước:
– Nước có màu đỏ nâu và có váng: chứng tỏ hàm lượng Fe trong nước cao.
– Nước có màu xanh lơ, có vẩn, kết tủa: Nước có nhiều Cu.
– Nước có màu nâu đen hoặc xám nhạt: Nước nhiễm Chì hoặc Mangan.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và tổng chất rắn hòa tan(TDS) trong nước cao gây có khả năng gây ảnh hưởng đến cả con người và môi trường. Trên đây là những thông tin liên quan và cách nhận biết TSS và TDS, hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ thêm về hai chỉ số này, từ đó có những biện pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, đem lại cuộc sống và môi trường lành mạnh.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý BOD, COD, TSS