Trong nuôi tôm việc quản lý chất lượng nước và kiểm soát các yếu tố môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Một trong những chất được sử dụng phổ biến để cải thiện điều kiện nước trong nuôi tôm là Thiosunfat. Cùng BIOGENCY tìm hiểu về Thiosunfat trong nuôi tôm và cách sử dụng hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
Thiosunfat là gì? Công dụng của Thiosunfat trong nuôi tôm
– Thiosunfat là gì?
Thiosunfat (thường được biết đến dưới dạng Natri Thiosunfat hoặc Thiosulfate) là một hợp chất hóa học có công thức hóa học Na2S2O3. Đây là một chất hữu ích trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm, nhờ vào các đặc tính hóa học và sinh học của nó.
- Tên hóa học: Natri Thiosunfat (Sodium Thiosulfate)
- Công thức hóa học: Na2S2O3
- Hình thức: Thường xuất hiện dưới dạng bột hoặc dung dịch trong nước.
- Tính chất: Là một hợp chất không màu, dễ hòa tan trong nước và có tính chất khử.
– 2 công dụng chính của Thiosunfat trong nuôi tôm
Thiosunfat trong nuôi tôm được sử dụng như một dạng chất khử trùng giúp giảm nồng độ các chất độc hại trong nước còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa Nitơ, làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe tổng thể của tôm.
Cụ thể, Thiosunfat trong nuôi tôm được sử dụng với 2 công dụng chính như sau:
- Khử Clo trong nước: Thiosunfat được sử dụng rộng rãi để khử Clo trong nước. Clo và các hợp chất Clo được sử dụng trong xử lý nước để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng cũng có thể gây hại cho tôm và các vi sinh vật trong nước khác. Thiosunfat phản ứng với Clo để tạo ra Clorua và Axit Sunfuric, từ đó làm giảm nồng độ Clo trong nước.
- Cải thiện chất lượng nước: Xử lý phèn trong ao, hạn chế sự ảnh hưởng của phèn. Thiosunfat cũng có tác dụng làm sạch nước, loại bỏ và khử các chất độc như hóa chất, thuốc trừ sâu, độc tố sinh ra do thực vật chết. Giúp giảm bớt độ nhớt, lợn cợn lơ lửng nguy hại cho ao nuôi.
Cách sử dụng Thiosunfat trong nuôi tôm
Khi sử dụng Thiosunfat trong nuôi tôm, có 3 yếu tố bà con cần đặc biệt quan tâm bao gồm liều lượng, cách dùng và thời điểm sử dụng. Bà con có thể tham khảo cách sử dụng Thiosunfat trong nuôi tôm như sau:
- Liều lượng: Tùy thuộc vào nồng độ Clo trong nước và diện tích ao nuôi, liều lượng Thiosunfat cần được điều chỉnh cho phù hợp. Theo khuyến cáo chung, bà con có thể bắt đầu với khoảng 1 – 2 mg/l Thiosunfat để khử Clo.
- Cách dùng: Hòa tan Thiosunfat vào nước và tạt đều trong ao. Đo nồng độ Clo trước và sau khi thêm Thiosunfat để đảm bảo quá trình khử Clo đã đạt hiệu quả.
- Thời điểm sử dụng: Sử dụng Thiosunfat ngay sau khi thay nước hoặc sau khi thêm nước mới vào ao. Đảm bảo rằng nước đã được xử lý và ổn định trước khi thả tôm vào.
Lưu ý khi dùng Thiosunfat trong nuôi tôm
Thiosunfat là an toàn cho tôm khi sử dụng đúng liều lượng, nhưng quá liều có thể gây ra hiện tượng dư thừa Thiosunfat và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bà con nên đặc biệt lưu ý rằng không sử dụng quá liều Thiosunfat. Đồng thời, cần theo dõi phản ứng của tôm sau khi sử dụng Thiosunfat để đảm bảo không có hiện tượng bất thường.
Ngoài ra, bà con cần cẩn thân, sử dụng bảo hộ khi tiếp xúc với Thiosunfat. Người sử dụng nên đeo găng tay và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Rửa sạch tay và dụng cụ sau khi tiếp xúc với Thiosunfat. Nếu xảy ra tiếp xúc với da hoặc mắt, rửa ngay với nước sạch và tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào xuống ao bà con nên đồng thời ổn định môi trường nước ao, tránh làm biến động hoặc tác dụng mạnh của hóa chất có thể làm sụt giảm chất lượng nước. Thiosunfat là một chất có lợi trong việc quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm, nhưng việc sử dụng nó cần phải được thực hiện cẩn thận và chính xác. Bà con lưu ý kết hợp với men vi sinh để tận dụng được tối đa lợi ích của Thiosunfat, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình nuôi tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C là men vi sinh nhập khẩu đến từ USA chứa 13 chủng vi sinh dị dưỡng, kỵ khí và quang hợp có hoạt tính mạnh hỗ trợ xử lý và làm sạch nước ao nuôi, ổn định nước ao màu trà trong suốt vụ nuôi. Nước ao khi sử dụng AQUA C sẽ nhận thấy giảm hẳn bọt nhớt, lợn cợn và váng bọt chỉ sau 3 nhịp sử dụng. AQUA C đặc biệt có tính kinh tế cho bà con khi chi phí sử dụng thấp (76.000 đồng cho 1 lần với ao 1000m3). Ngoài ra, AQUA C giúp ngăn ngừa sự hình thành các khí độc như H2S, NO3, NH3,… trong ao nuôi, đồng thời ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
AQUA C nên được bổ sung vào nước ao sau khi khử Clo và được sử dụng trong thời điểm xử lý nước thả tôm là phù hợp và phát huy hiệu quả rõ nhất.
Mong rằng với những thông tin trên, bà con đã có thể hiểu thêm về Thiosunfat trong nuôi tôm và cách sử dụng. Ngoài ra, để được tư vấn thêm chi tiết về các vấn đề trong nuôi tôm, cũng như sử dụng men vi sinh để nuôi tôm an toàn và hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả!