Tính toán và quản lý tốt lượng thức ăn cho tôm giúp bà con tiết kiệm chi phí nuôi đáng kể. Quan trọng hơn là giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường ao cũng như dịch bệnh, tạo điều kiện cho tôm phát triển, tăng trưởng đồng đều. Dưới đây là lượng thức ăn cho tôm ở 3 giai đoạn chính và các lưu ý cần thiết, bà con có thể tham khảo.
Tính lượng thức ăn ở giai đoạn ương tôm
Ương là giai đoạn tiếp nhận tôm giống từ trại, sau đó thực hiện quá trình thuần dưỡng, chăm sóc đến kích cỡ nhất định, tôm có đề kháng tốt chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, giảm thiểu rủi ro thiệt hại. Thời gian ương kéo dài từ 18 – 20 ngày với mật độ ương: 2.000 – 4.000 con giống/m3 hoặc 6.000 – 12.000 con/m3 (2 – 4 PL/lít nước hoặc 6 – 12 PL/lít).
Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn sử dụng ở dạng bột hoặc mảnh 1mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 40 – 41%, số lần cho ăn từ 7 – 9 lần/ngày.
- Ngày thứ 2 sau khi về hồ ương, định lượng thức ăn từ 50 – 60g/100.000 giống/lần.
- 5 ngày sau, định lượng thức ăn từ 300 – 400g/100.000 giống/lần.
- Ngày thứ 10 định lượng thức ăn từ 500 – 600g/100.000 giống/lần.
- Ngày thứ 15, định lượng thức ăn từ 750 – 800g/100.000 giống/lần.
- Ngày thứ 20, định lượng thức ăn từ 1 – 1.5kg/100.000 giống/lần (dùng tay cho tôm ăn).
Đến khi ương tôm được 18 – 20 ngày, tôm khoẻ không lột, môi trường ổn định, chọn ngày nắng bà con tiến hành san, chuyển tôm sang giai đoạn tôm lứa. Lưu ý trước khi chuyển cần cân khối lượng tôm sau ương, trọng lượng thân tôm, xác định tỷ lệ sống, cỡ tôm một cách chính xác nhất. Trung bình, tôm sau 20 ngày ương đạt size 1.500 – ≤ 1.300 con/kg.
Lưu ý giai đoạn ương tôm:
- Giai đoạn này tôm rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, bà con cần chú ý hạn chế tối đa dịch bệnh như chuẩn bị nước đầu vào sạch, thiết bị lắp ráp cần được diệt khuẩn, bổ sung men tiêu hoá, khoáng, vitamin, axit amin vào thức ăn để tăng đề kháng cho tôm.
- Không cho tôm ăn vượt quá mức quy định, dễ làm ô nhiễm ao, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm.
- Giai đoạn san, chuyển tôm sang giai đoạn 2 tối đa không quá 25 ngày ương.
- Khi chuyển sang giai đoạn 2, cần đảm bảo chất lượng nước ao tương đồng với ao giai đoạn 1, nên cho tôm thử nước trước khi chuyển hẳn sang.
Tính lượng thức ăn cho tôm ở giai đoạn nuôi tôm lứa
Tôm lứa là giai đoạn thứ 2, kéo dài trong 30 – 40 ngày, lúc này tôm được nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ từ 1.200 – 1.500 m2, độ sâu từ 1.5 – 1.8m, mật độ thả từ 500 – 700 con/m2.
Giai đoạn này bà con tập trung vào dinh dưỡng vì đây là giai đoạn tôm sinh trưởng mạnh nhất. Thức ăn cho giai đoạn tôm lứa sẽ có các kích thước: 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, định lượng thức ăn cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày, định lượng như sau:
- Ngày thứ 25, cho tôm ăn từ 2 – 2,5 kg/100.000 giống/lần.
- Ngày thứ 30 cho tôm ăn từ 4 – 6 kg/100.000 giống/lần
>>> Xem thêm: Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng tốt nhất là bao nhiêu?
Lưu ý trong giai đoạn tôm lứa, lượng ăn này còn cần dựa vào sức khoẻ tôm, thời điểm tôm lột xác, chất lượng môi trường nuôi, diễn biến thời tiết, khí hậu,.. nhìn chung bà con cần dựa theo tình hình thực tế, thường xuyên theo dõi để điều chỉnh tăng hoặc giảm lần ăn cho phù hợp, không cần giảm lượng ăn/lần, nếu tăng, mỗi lần tăng 300 – 500 g/ngày. Bà con cũng cần chú ý đề phòng kiểm soát dịch bệnh trên tôm.
Tính lượng thức ăn cho tôm ở giai đoạn nuôi thương phẩm
Ở giai đoạn thương phẩm, tôm được nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ từ 1.200 – 1.500 m2, độ sâu từ 1.5 – 1.8m, mật độ thả từ 200 – 300 con/m2. Kích thước thức ăn sẽ là 1.7 mm; 2.0 mm. Lượng đạm trong thức ăn đạt từ 43 – 45%, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.
Giai đoạn này, trung bình cứ 1 tấn tôm ăn 40kg thức ăn/ngày, bà con chú ý canh nhá, sàng ăn, siphon đáy, hố ga, cân trọng lượng thân tôm, điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm hợp lý.
Từ giai đoạn 2, 3, tôm khoẻ, trung bình cứ 1 tấn tôm, cỡ tôm ≥ 100 – ≤ 150 con/kg, bà con cho ăn từ 13 – 14kg/lần (chia ra ăn 6 lần). Khi tôm cỡ ≤ 100 – ≤ 80 con/kg, bà con cho tôm ăn trung bình từ 8 – 10kg/lần (ngày ăn 5 lần). Tôm đạt cỡ ≤ 80 – ≤ 70 con/kg, bà con cho tôm ăn trung bình từ 7 – 8 kg/lần (ngày vẫn ăn 5 lần).
Lưu ý giai đoạn này:
- Lượng thức ăn nên phù hợp với mật độ và trọng lượng tôm, thậm chí cho ăn hơi thiếu sẽ tốt hơn cho đường ruột, gan tụy tôm
- Khi thấy tôm ăn mạnh hơn, ăn nhanh hơn thì bà con nên giảm ngay lượng thức ăn để theo dõi sát bầy tôm. Vì có thể tôm đang gặp vấn đề sức khỏe
- Sau ngày 30, để tôm phát triển đạt size lớn bà con có thể tỉa hoặc san, giãn thưa mật độ nuôi xuống 100 – 150 con/m2.
Trong cả 3 giai đoạn, việc chú ý đảm bảo môi trường ao nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là ở giai đoạn 2 và 3 khi lượng thức ăn ngày càng nhiều.
Bà con nên bổ sung men vi sinh để quản lý môi trường ao, gợi ý hàng đầu là men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, sản phẩm chứa quần thể 13 chủng vi sinh được chọn lọc, hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường mang lại hiệu quả phân hủy chất ô nhiễm, thức ăn thừa, chất bài tiết của tôm vượt trội. Đồng thời vi sinh còn ức chế vi khuẩn Vibrio gây bệnh, hạn chế tảo phát triển, giữ màu nước đẹp giúp tôm phát triển khoẻ mạnh.
Hy vọng với những chia sẻ trên bà con đã có thêm kinh nghiệm tính lượng thức ăn cho tôm cũng như các lưu ý cần thiết khi nuôi tôm 3 giai đoạn. Để được tư vấn về các dòng men vi sinh nuôi tôm hiệu quả và an toàn, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 sẽ được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: 3 loại thức ăn cho tôm và những yếu tố thức ăn cho tôm cần có