Tôm bị bệnh đốm trắng do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Bệnh đốm trắng là một căn bệnh khá thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng tôm đầu ra của mỗi vụ nuôi. Chính vì vậy mà bà con cần nắm được các thông tin về căn bệnh này và cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh để có các phương án xử lý kịp thời khi ao nuôi nhiễm mầm bệnh.

Tôm bị bệnh đốm trắng do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh đốm trắng là gì?

Bệnh đốm trắng có tên khoa học White spot syndrome virus, thường được viết tắt là WSSV. Là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ chết lên đến 90 -100% chỉ trong 3 ngày tôm bị nhiễm bệnh. Bệnh do một loại virus có tên Baculovirus gây ra, là loại virus dsDNA thuộc họ Nimaviridae, một dạng virus có vỏ bọc.

Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Hình 1. Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Virus đốm trắng (WSSV) hình que dưới kính hiển vi điện tử (A) – Nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV; (B)- Thể virus có vỏ bao ở nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV (theo Bùi Quang Tề, 2002-2003)

Virus có bọc này sẽ tấn công khiến biểu mô của mang, vỏ bì ngoài và dạ dày của tôm bị tổn hại nghiêm trọng. Cũng chính vì vậy mà nó dẫn đến tỷ lệ chết cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa vụ của bà con.

Bệnh đốm trắng trên tôm lây nhiễm trong ao phổ biến thông qua các hình thức:

  • Tôm chưa nhiễm bệnh có tiếp xúc biểu mô với tôm bị nhiễm bệnh.
  • Hiện tượng đồng loại ăn thịt lẫn nhau trong ao, tôm chưa nhiễm bệnh ăn phải tôm đã nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm từ tôm bố mẹ sang tôm con, trong các trại sản xuất tôm giống.
  • Nước đưa vào ao bị nhiễm virus gây bệnh.

Bà con có thể quan sát tổng quan sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV) sau:

Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV) - Theo Bệnh học thuỷ sản, TS. Bùi Quang Tề.

Hình 2. Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV) – Theo Bệnh học thuỷ sản, TS. Bùi Quang Tề.

Bệnh đốm trắng ở tôm thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành của các khu vực nuôi tôm thâm canh và nuôi tôm quảng canh. Khi môi trường nuôi xấu, không đảm bảo chất lượng nước ao nuôi thì bệnh sẽ càng dễ xuất hiện hơn.

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm bệnh đốm trắng

Đặc trưng của virus gây bệnh đốm trắng là sẽ gây ra các đốm trắng trên vỏ tôm. Cụ thể hơn đó chính là những đốm trắng trên bề mặt trong của lớp bì Cuticle, phần vỏ giáp và phần phụ. Điều này diễn ra do sự tấn công của virus gây bệnh đốm trắng làm rối loạn lớp vỏ bọc của tôm, từ đó dẫn đến sự tích tụ muối Canxi trong lớp biểu bì Cuticle, tạo nên các đốm trắng. Những đốm trắng này sẽ thường có đường kính từ 0.5 – 2.0 nmm.

Hình ảnh vỏ đầu ngực tôm bị bệnh đốm trắng (ảnh chụp tại Quảng trị 04/2002 và Hải phòng vào T10/2003).

Hình 3. Hình ảnh vỏ đầu ngực tôm bị bệnh đốm trắng (ảnh chụp tại Quảng trị 04/2002 và Hải phòng vào T10/2003).

Ngoài dấu hiệu là vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng ở lớp vỏ thì bà con có thể thấy các dấu hiệu khác như sau:

  • Tôm ở tầng mặt có dấu hiệu dạt vào bờ, hấp hối.
  • Tôm bắt đầu bỏ ăn (đối với tôm thẻ chân trắng hay ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn), hoạt động kém linh hoạt.
  • Các phần phụ của tôm bị tổn thương, nắp nang tôm phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám, vỏ giáp đầu ngựa lơi lỏng.
  • Tôm bị chậm đông máu.
  • Đường ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng ở dấu trùng và tôm giống nhiễm bệnh.
  • Thân tôm xuất hiện màu hồng tím.
  • Tôm chết hàng loạt chỉ trong 3 – 10 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện.

Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng.

Hình 4. Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng trên tôm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con. Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm một khi đã xuất hiện và đạt ngưỡng nồng độ lây nhiễm sẽ bùng phát cực kì nhanh chóng, bà con sẽ phải tiến hành thu hoạch sớm nếu không muốn tình trạng tôm chết hàng loạt diễn ra. Chính vì vậy mà bà con cần nắm được các dấu hiệu tôm nhiễm bệnh và phát hiện sớm virus gây bệnh bằng PCR lồng nhau hoặc phương pháp định lượng.

Cách phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm trong quá trình nuôi

Để chủ động hơn và có một mùa vụ nuôi tôm thành công, không lo bệnh đốm trắng thì điều bà con cần làm nhất chính là phòng ngừa bệnh ngay từ đầu mùa vụ. Sau đây sẽ là cách phòng ngừa bệnh đốm trắng hiệu quả cho ao tôm mà bà con có thể áp dụng:

– Xử lý nguồn nước cấp vào ngay từ lúc chuẩn bị ao nuôi:

Bà con cần đảm bảo được nguồn nước cấp vào ao để nuôi tôm không mang mầm bệnh. Để đảm bảo được việc đó bà con cần lọc nước qua nhiều lớp. Điều này sẽ giúp ngăn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác mang mầm bệnh vào ao nuôi và trở thành vật truyền bệnh cho tôm.

Nước cấp sau khi được lọc qua nhiều lớp cần phải được tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả tôm giống. Các ấu trùng của các loài cá dữ và cá mang bệnh sẽ được diệt, đảm bảo an toàn cho tôm khi thả giống.

– Chọn tôm giống chất lượng:

Bà con nên chọn mua tôm giống ở các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo được tôm giống sạch bệnh. Tôm giống cũng cần được kiểm dịch, xét nghiệm để đảm bảo chất lượng bởi mầm bệnh có thể được lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con.

– Quản lý môi trường ao nuôi:

Môi trường nước ao nếu không được quản lý chặt chẽ đều sẽ là nguyên nhân của việc phát sinh rất nhiều mầm bệnh cho tôm, trong đó có cả bệnh đốm trắng.

Bà con sau khi xử lý nguồn nước cấp vào ao thì cần tạo ra một môi trường sống thuận lợi cho tôm phát triển bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học. Việc làm này sẽ giúp tạo màu nước ao nuôi tôm hiệu quả, đồng thời duy trì được môi trường nước ao lý tưởng, hỗ trợ có sự phát triển của các loại tảo và vi sinh vật có lợi trong ao tôm. Bà con có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift do Biogency cung cấp để quản lý môi trường nuôi hiệu quả với các sản phẩm sau:

  • Microbe-Lift AQUA C: Sản phẩm chuyên xử lý nước ao nuôi, giúp tạo màu nước ao nuôi và tạo môi trường cho tảo có lợi phát triển.
  • Microbe-Lift AQUA SA: Sản phẩm xử lý đáy ao, không còn lo bùn đáy khiến mầm bệnh phát triển, nhớt bạt không còn xuất hiện.
  • Microbe-Lift AQUA N1: Kiểm soát khí độc ao nuôi hiệu quả, tôm không còn lo các bệnh do khí độc NH2, NO3 gây nên.

Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý hiệu quả môi trường nước, từ đó phòng ngừa bệnh đốm trắng xuất hiện trên tôm trong suốt quá trình thả nuôi.

Hình 5. Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý hiệu quả môi trường nước, từ đó phòng ngừa bệnh đốm trắng xuất hiện trên tôm trong suốt quá trình thả nuôi.

– Tăng sức đề kháng cho tôm:

Tôm có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng chống chọi và vượt qua sự tấn công của virus gây bệnh tốt hơn. Chính vì lý do này bà con nên bổ sung vào thức ăn của tôm vitamin C, men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá Microbe-Lift DFM.

Bà con cần lưu ý tuyệt đối không được sử dụng thức ăn tươi sống cho tôm. Vì thức ăn tươi sống dễ mang theo rất nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho tôm nuôi.

Cần làm gì khi ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng?

Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp cụ thể để điều trị được bệnh đốm trắng trên tôm, chính vì thế cách hiệu quả nhất để đối phó với căn bệnh này chính là thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa ở trên. Trong trường hợp ao nuôi vẫn bị nhiễm bệnh đốm trắng bà con cần thực hiện:

  • Cách ly ngay ao tôm bị nhiễm bệnh, tránh lây nhiễm sang các ao khác.
  • Nếu tôm ở ao bị nhiễm bệnh đã đạt kích thước thương phẩm, bà con nên thu hoạch ngay tránh thiệt hại lớn, do tôm nhiễm bệnh có khả năng chết hàng loạt nhanh.
  • Tôm chết do nhiễm bệnh đốm trắng cần được tiêu hủy ở xa khu vực nuôi bằng cách chôn cùng vôi bột. Tránh việc tôm bệnh trở thành nguồn thức ăn cho các sinh vật gần ao nuôi và lây lan mầm bệnh vào ao lần nữa.
  • Nếu tôm nhiễm bệnh đốm trắng nặng khi còn nhỏ, bà con cần dùng thuốc sát trùng có liều dùng cao như Formol 50 – 70 ppm hoặc Chlorine 50-100 ppm. Bà con cần làm như vậy để đảm bảo tiêu diệt được hết toàn bộ virus trước khi thải bỏ ao, hủy ao.
  • Bà con có ao bị nhiễm bệnh đốm trắng cần báo ngay cho cán bộ thu ý địa phương hay cơ quan chức năng tại địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Thành tình trạng bệnh lây lan rồi mới công bố vì có khả năng lây lan và ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi khác trong vùng.

Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý khi ao nuôi nhiễm bệnh đốm trắng ở trên bà con cần lưu ý không nên vội vàng cải tạo ao và thả nuôi mới ngay. Vì lúc này trong ao vẫn còn có thể chứa các mầm bệnh còn sót lại. Bà con nên để ao nghỉ trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng và tái tạo lại môi trường đáy ao. Bà con có thể nuôi thả cá rô phi trong ao trong thời gian này, cá rô phi có thể hỗ trợ tiêu diệt hết các loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại trong ao.

Vậy là Biogency đã chia sẽ khá đầy đủ đến bà con về bệnh đốm trắng trên tôm trong bài viết này. Mong rằng với bài viết này bà con có thể nuôi tôm khoẻ mạnh, không lo về căn bệnh nguy hiểm này lây lan gây thiệt hại nữa. Nếu bà con có khó khăn trong vấn đề quản lý môi trường nước nuôi hay tăng sức đề kháng cho tôm hiệu quả bà con hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, các kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn để bà con có một mùa vụ thành công.

>>> Xem thêm: Xi-phông đáy ao tôm như thế nào cho hiệu quả?